»

Thứ bảy, 23/11/2024, 09:06:47 AM (GMT+7)

Những phát hiện nổi da gà về loài dơi ma cà rồng

(07:45:46 AM 21/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Ngoài tên dơi ma cà rồng, nó còn được gọi là dơi quỷ. Sinh vật sống nhờ hút máu này gây kinh sợ đến nỗi bị cho là liên quan đến quỷ dữ.

Những[-]phát[-]hiện[-]nổi[-]da[-]gà[-]về[-]loài[-]dơi[-]ma[-]cà[-]rồng[-]

Giống như ma cà rồng trong truyền thuyết, máu là thực phẩm duy nhất mà dơi quỷ có thể tiếp nhận. Trên thế giới có 3 chi loài dơi hút máu, bao gồm dơi quỷ thông thường (Desmodus rotundus), dơi quỷ chân lông (Diphylla ecaudata) và dơi quỷ cánh trắng (Diaemus youngi).

 

Những[-]phát[-]hiện[-]nổi[-]da[-]gà[-]về[-]loài[-]dơi[-]ma[-]cà[-]rồng[-]

Dơi quỷ thông thường (Desmodus rotundus).

 

Những[-]phát[-]hiện[-]nổi[-]da[-]gà[-]về[-]loài[-]dơi[-]ma[-]cà[-]rồng[-]

Dơi quỷ chân lông (Diphylla ecaudata).

 

Những[-]phát[-]hiện[-]nổi[-]da[-]gà[-]về[-]loài[-]dơi[-]ma[-]cà[-]rồng[-]

dơi quỷ cánh trắng (Diaemus youngi).

 

Những[-]phát[-]hiện[-]nổi[-]da[-]gà[-]về[-]loài[-]dơi[-]ma[-]cà[-]rồng[-]

Sống theo bầy, dơi quỷ thường trú ngụ ở những nơi tối tăm như hang hốc, giếng cũ, thân cây rỗng… Loài sinh vật này sống chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ.

 

Những[-]phát[-]hiện[-]nổi[-]da[-]gà[-]về[-]loài[-]dơi[-]ma[-]cà[-]rồng[-]

Một bầy dơi ma cà rồng có thể lên tới vài nghìn con. Mỗi đàn được coi là một hậu cung khổng lồ với vài con đực làm chúa tể bên cạnh vợ con chúng, và một số con đực “ngụ cư” không có quyền lực.

 

Những[-]phát[-]hiện[-]nổi[-]da[-]gà[-]về[-]loài[-]dơi[-]ma[-]cà[-]rồng[-]

Ở loài dơi quỷ thông thường, giữa những con đực chúa tể với con đực “ngụ cư” có sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt. Sự phân biệt này đỡ hơn ở loài dơi quỷ chân lông. Khi môi trường trở nên lạnh giá, những con đực thân phận thấp kém đó được phép trở thành “công dân chính thức”.

 

Những[-]phát[-]hiện[-]nổi[-]da[-]gà[-]về[-]loài[-]dơi[-]ma[-]cà[-]rồng[-]

Những con dơi cái đương nhiên thuộc về các con đực “bản địa”, nhưng cũng có những trường hợp chúng ngoại tình với các chàng “ngoại kiều”.

 

Những[-]phát[-]hiện[-]nổi[-]da[-]gà[-]về[-]loài[-]dơi[-]ma[-]cà[-]rồng[-]

Những chú dơi đực con được phép sống cùng bầy trong 2 năm, sau đó nhiều khả năng bị cha chú đuổi ra khỏi bầy. Những con dơi cái từ nơi khác lại dễ được phép gia nhập đàn.

 

Những[-]phát[-]hiện[-]nổi[-]da[-]gà[-]về[-]loài[-]dơi[-]ma[-]cà[-]rồng[-]

Dơi quỷ được cho là loài dơi duy nhất có tập tính nhận nuôi con mồ côi của dơi cái khác. Loài này có quan hệ gia đình tương đối bền chặt giữa các cá thể trong bầy. Chúng cũng sẵn sàng chia sẻ một phần máu mình hút được cho đồng loại bị đói.

 

Những[-]phát[-]hiện[-]nổi[-]da[-]gà[-]về[-]loài[-]dơi[-]ma[-]cà[-]rồng[-]

Một bằng chứng nữa của “tình cảm” giữa loài dơi là tập tính chải lông cho nhau, thường là giữa mẹ và con, nhưng cũng có trường hợp dơi trưởng thành chải chuốt cho nhau. Sự âu yếm này thường đi kèm với việc chia sẻ thức ăn.

 

Những[-]phát[-]hiện[-]nổi[-]da[-]gà[-]về[-]loài[-]dơi[-]ma[-]cà[-]rồng[-]

Dơi quỷ chỉ đi kiếm ăn khi trời hoàn toàn tối. “Con mồi” của dơi quỷ không giống nhau ở 3 chi họ. Dơi quỷ thông thường hút máu động vật có vú (kể cả con người), còn dơi quỷ chân lông và dơi quỷ cánh trắng tấn công loài chim.

 

Thảo Anh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những phát hiện nổi da gà về loài dơi ma cà rồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI