Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Những loài vật sắp tuyệt chủng
(22:24:25 PM 26/11/2011)
Dưới đây là những loài động vật được các nhà môi trường sếp vào danh sách đỏ theo danh sách của tờ Livescience:
1. Chuột chù voi
Chuột chù voi mõm nhọn như vòi voi sống ở Tanzania, được ghi vào danh sách những con vật dễ bị tổn thương nhất vì hiện chúng chỉ còn sống ở hai vùng. Chúng thuộc về nhóm động vật có vú, gọi là Afrotheria, tiến hoá tại châu Phi trên 100 triệu năm về trước, có họ hàng với voi, bò biển… Chuột chù voi mới được đề cập đến sau khi người ta vô tình quay được một đoạn phim về nó vào năm 2005 tại núi Udzungwa thuộc Tanzania
2. Mèo bắt cá
Mèo bắt cá (Prionailurus viverrinus) là một tay bơi lội cừ khôi, chủ yếu sống tại vùng đất ngập nước như các vùng đầm lầy và vùng trồng đước ven biển. Hiện chúng được ghi vào danh sách những con vật có nguy cơ tuyệt chủng vì số lượng của chúng giảm nghiêm trọng tại châu Á. Nguy c ơtuy ệt ch ủng c ủa ch úng là do con người đến làm ăn sinh sống, cải tạo nơi chúng cư trú thành đất nông nghiệp, vì nạn ô nhiễm, vì săn bắt chúng hoặc đánh cá quá mức, vì phá rừng, …
3. Hải cẩu Caspi
Hải cẩu Caspi (Pusa caspica) sống trong vùng biển Caspi, trèo lên những tăng băng trôi mùa đông làm nơi sinh đẻ và nuôi con. Số lượng quần thể của chúng đã giảm 90% trong 100 năm qua do bị săn bắt vì mục đích thương mại, thu hẹp nơi cư trú vủa chúng và nạn ô nhiễm.
4. Voi châu Phi
Voi châu Phi (Loxodonta africana) sinh sống trên lãnh thổ của 37 nước cận Sahara thuộc châu Phi. Trên toàn lục địa này, quần thể voi châu Phi đã giảm 25% trong thời gian từ 1979 đến 2007. Nạn săn bắt để lấy ngà và thịt đẩy chúng đến tuyệt chủng.
5. Linh cẩu Iberia
Linh cẩu Iberia (Lynx pardinus) có nguy cơ tuyệt chủng rất cao, tổng số cá thể chỉ còn 84 đến 143 con, sống tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chúng bị giảm số lượng do không còn các con mồi chủ yếu của chúng là thỏ châu Âu (Oryctolagus cuniculus).
6. Chồn chân đen
Chồn chân đen (Mustela nigripes) từ Bắc Mỹ không còn trong danh sách “Tuyệt chủng trong thiên nhiên” sau những cố gắng lớn thả lại những con bị bắt vào vùng cư trú của chúng. Loài này sống phụ thuộc vào loại thức ăn của chúng là dúi đồng (Cynomys ludovicianus), mà dúi đồng lại giảm số lượng nghiêm trọng trong thế kỷ 20.
7. Hươu David
Hươu David (Elaphurus davidianus) được coi như loài “Tuyệt chủng trong thiên nhiên”. Tên của loài hươu này xuất xứ từ tên của nhà truyền giáo người Pháp là linh mục Armand David. Người ta cho rằng bầy hươu hoang dã cuối cùng đã bị săn bắt vào cuối thế kỷ 19. Sau này, vào năm 1980, người ta có bắt được vài con, gây giống và thả vào thiên nhiên những không coi là hươu hoang dã.
8. Quỷ Tasmania
Quỷ Tasmania (Sarcophilus harrisii) có kích thước một con chó con, chỉ tìm thấy ở hòn đảo Tasmania và là loại thú có túi ăn thịt lớn nhất. Trong 10 năm qua, số lượng của loài này giảm 60% do một loại bệnh ung thư truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm gọi là bệnh u mặt quỷ (Devil Facial Tumour Disease – DFTD)
9. Ngựa hoang
Hiện tại chỉ còn 325 con ngựa hoang (Equus ferus) sống ở Mông Cổ. Trước đây nằm trong danh sách “Tuyệt chủng trong Thiên nhiên”, sau xếp hạng “Nguy cơ tuyệt chủng rất cao|” sau những cố gắng thả vào thiên nhiên. Chúng bị mắc các bệnh do ngựa nuôi lan truyền.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.