Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Chủ nhật, 24/11/2024, 08:26:13 AM (GMT+7)
Những loài vật có khả năng hủy hoại Địa cầu
(18:32:23 PM 31/12/2012)(Tin Môi Trường) - Những loài vật nhỏ bé nhưng tốc độ sinh sản khủng khiếp của chúng có thể khiến Trái đất lâm nguy...
>> Viện Vật lý địa cầu: Động đất ở Kon Tum do hồ chứa thủy điện >> Quảng Ninh là mô hình mẫu trong tăng cường khả năng chống chịu thiên tai >> Cảnh báo: Virus có khả năng ‘tái sinh’ đang lây lan nhanh >> Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long khả năng đến sớm và gay gắt hơn >> Tây Ninh tăng cường kiểm tra các cơ sở khả năng gây ô nhiễm cao
1. Trai ngựa vằn
Loài trai ngựa vằn bé nhỏ hiện đang phủ kín hệ thống sông ngòi tại Bắc Mỹ. Với tốc độ sinh sản khủng khiếp, mỗi cá thể có thể đẻ đến hàng triệu trứng một năm. Chúng vắt cạn chất dinh dưỡng và các vi sinh vật trong nước, gây thiệt hại nghiêm trọng với rất nhiều loài, trong đó bao gồm các loài không xương sống nhỏ, cá và chim.
Trai ngựa vằn còn gây hại vì khả năng bám chặt. Chỉ cần 1 vật cứng như chân vịt, vỏ tàu, động cơ, ống dẫn nước, thậm chí cả sinh vật khác như tôm, rùa… ở trong nước trong vòng 20 giây, chúng sẽ lập tức bám dính lấy, gây thiệt hại cho người dân.
2. Cá đuối gai độc mũi bò
Từ khi loài người săn bắt và hạn chế số lượng của cá mập, loài cá có gương mặt khá ngộ này phát triển bùng nổ trên khắp các bờ biển của châu Mỹ, thậm chí đã đến tận ven biển phía Tây châu Phi. Với số lượng khổng lồ, chúng càn quét trai, sò, hàu… ở những nơi chúng đi qua.
Do số lượng tăng trưởng quá nhanh, các quan chức ở Mỹ đã có ý tưởng khá độc đáo: đưa loài cá này vào trong thực đơn, đồng thời mở một chiến dịch PR rầm rộ về vị của nó. Tuy nhiên, nhiều người nhận xét, món cá không thực sự ấn tượng.
3. Mối Formosan
Mối Formosan có nguồn gốc từ châu Á, du nhập vào Mỹ cuối Thế chiến thứ II và có sức phá hoại rất lớn. Có hàng triệu con mối Formosan cư trú trong 1 chiếc tổ, một năm chúng có thể ăn đến 450 kg gỗ. Đáng sợ hơn, chúng có thể cắn xuyên qua bê tông và nhựa, dẫn đến những vụ nổ ống dẫn, gây thiệt hại rất lớn.
4. Sâu róm sồi
Với 63.000 sợi lông chứa độc tố, sâu róm sồi có vẻ ngoài khá đáng sợ. Những sợi lông phát tán trong không khí có thể gây hen suyễn, mù lòa, trầy xước, gây sốc cho những người mẫn cảm, thậm chí tử vong.
Trái đất nóng lên đồng nghĩa với việc sâu róm sồi phát triển và lây lan nhanh hơn. Ngoài ra, chúng còn miễn nhiễm với nhiều loại thuốc trừ sâu phổ biến.
5. Lợn rừng hoang dã
Trọng lượng khoảng 180kg, lợn rừng hoang dã ít nhiều gây hoang mang cho những kẻ săn mồi. Lợn là loài ăn tạp nên chúng ăn hầu như tất cả mọi thứ. Chúng phá hủy mọi thứ như mùa màng, giao thông, ao hồ, đồng thời hủy diệt hệ sinh thái vì chúng ăn tất cả - chim, bò sát, ếch nhái, các động vật không xương…
6. Bọ xít
Có nguồn gốc từ châu Á nhưng bọ xít xuất hiện tại Mỹ vào năm 1998 và có lẽ vì mùi hôi rất khó chịu nên chúng không có kẻ thù trong tự nhiên. Hệ quả là số lượng bọ xít ra tăng rất nhanh, gây ra rất nhiều thiệt hại nghiêm trọng như phá hoại mùa màng, vườn trái cây.
7. Ngỗng Canada
Từng bị coi là tuyệt chủng vào những năm 1960, sau nhiều nỗ lực nhân giống và chăm sóc, ngày nay, loài ngỗng khổng lồ đã thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng với số lượng lên đến hàng triệu con. Tuy nhiên, chúng bắt đầu gây ra nhiều phiền toái và đe dọa hệ sinh thái.
Với số lượng quá đông, lãnh thổ của chúng trải dài khắp Bắc Mỹ, điều này khiến những loài chim khác không thể xâm nhập lãnh thổ và bị lỡ cơ hội sinh sản.
Không chỉ có vậy, chúng còn tác động đến ngành hàng không, gây thiệt hại lên đến hơn 600 triệu USD (khoảng 12.480 tỷ VNĐ) mỗi năm do ngỗng bay mắc vào động cơ máy bay. Ngoài ra, một trung tâm giải trí đã phải đóng cửa vì lượng phân ngỗng quá lớn.
Theo MASK
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.