Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ năm, 21/11/2024, 15:31:43 PM (GMT+7)
Những loài tôm hùm đất gây hại phổ biến trên thế giới
(16:52:57 PM 21/05/2019)(Tin Môi Trường) - Bản tính phàm ăn, loài tôm hùm đất trở thành mối đe dọa với động vật địa phương, hệ sinh thái và các công trình thủy lợi.
>> Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam >> Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3 >> Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng >> Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên >> Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
Tôm đầm lầy đỏ (Procambarus clarkii)
Tôm đầm lầy đỏ (Procambarus clarkii). Ảnh: Flickr.
Procambarus clarkii còn có tên là tôm hùm Louisiana - động vật bản xứ ở vùng trung nam Mỹ và đông bắc Mexico. Đây là loài tôm hùm đất được du nhập rộng rãi nhất trên thế giới, có mặt trên mọi lục địa trừ Australia và Nam Cực. Loài tôm này phân bố rộng khắp ở nhiều bang của Mỹ thông qua dùng làm mồi câu và do các thủy cung thả ra.
P. clarkii sống ở trong ao hồ, đầm lầy, hệ thống tưới tiêu, thửa ruộng hoặc sông ngòi chảy chậm. Chúng có màu đỏ sẫm và những chấm nhỏ gồ lên dọc thân và một sọc đen trên lưng. Một số con có càng hoặc cơ thể màu xanh dương. Con đực dài từ 5 đến 12 cm.
P. clarkii thường ăn nòng nọc, cá nhỏ và trứng cá hồi. Chúng cũng ăn thực vật mọc ở đáy hồ và suối. Hoạt động của chúng có thể khiến vùng nước trong trở nên đục ngầu và gây xói mòn ở ven bờ.
Vào mùa sinh sản, P. clarkii đào hang để đẻ trứng. Chúng có khả năng đào hang sâu hơn cua, khỏe hơn chuột. Thói quen đào hang sâu đến 2 mét của chúng có thể phá hỏng hệ thống đê điều và các công trình thủy lợi. P. clarkii rất hung hăng nên chúng có thể tấn công các loài tôm bản địa nhằm tranh giành thức ăn trong môi trường tự nhiên. Đây cũng là loài ngoại lai nên khả năng mang mầm bệnh cho các loài khác.
Tôm hùm đất rusty (Orenectes rusticus)
Tôm hùm đất Orenectes rusticus.
Orenectes rusticus là động vật bản xứ trên sông Ohio ở bang Ohio, Kentucky, Michigan, và Indiana. Chúng được xem như loài xâm hại ở nhiều bang từ Maine tới New Mexico và cả vùng Ngũ Hồ. Giống như P. clarkii, chúng cũng lan rộng thông qua dùng làm mồi câu và do các thủy cung thả ra. O. rusticus sống ở các hồ nước và suối nhỏ.
Loài tôm hùm đất này có những đốm sẫm màu gỉ sắt ở cả hai bên giáp. Con đực dài khoảng 10 cm. O. rusticus có cặp càng lớn và trơn nhẵn màu xanh xám hoặc nâu đỏ. Kích thước lớn và bản chất hung hăng biến O. rusticus trở thành con mồi khó săn đối với các loài cá bản xứ. Nhờ khả năng tránh động vật săn mồi tốt, số lượng của chúng tăng lên cực kỳ nhanh, trở thành loài xâm hại ở phía bắc nước Mỹ và nhiều khu vực ở Canada. Chúng xâm chiếm môi trường sống của động vật bản xứ, khiến nhiều loài tôm hùm đất địa phương giảm mạnh về số lượng trong 50 năm qua.
Tôm hùm đất signal (Pacifastacus leniusculus)
Pacifastacus leniusculus, loài tôm hùm đất bản xứ ở tây bắc Thái Bình Dương, đang gây hại cho động vật thủy sinh ở khắp nơi từ Alaska tới Nhật Bản, Phần Lan, Hy Lạp. Dài tới gần 18 cm và sở hữu cặp càng lớn, P. leniusculus có thể dễ dàng hạ gục ếch nhái, cá và các loài tôm hùm đất khác.
Tôm hùm đất Pacifastacus leniusculus.
Loài tôm hùm đất này không chỉ gây hại do bản tính phàm ăn mà còn bởi chúng chuyên đào hang bên dưới lớp bùn, cát và sỏi. Những chiếc hang của chúng làm thay đổi tính kiên cố của bờ sông, dòng nước chảy qua và lượng trầm tích trong nước. Một nghiên cứu vào năm 2013 phát hiện chất lượng nước suối trở nên kém hơn hẳn khi P. leniusculus bắt đầu đào hang và bới tung trầm tích lúc trời tối.
Thông qua du nhập, P. leniusculus xuất hiện ở nhiều nước như Áo, Bỉ, Cyprus, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nga Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và thậm chí Nhật Bản. Chúng chịu được biến động nhiệt độ lớn, độ mặn cao và có khả năng kháng đại dịch tôm hùm đất. Chúng cũng có tốc độ sinh sản nhanh, thành thục sau hai năm và đẻ lượng trứng nhiều gấp đôi so với những loài tôm hùm đất khác. Hiện nay, P. leniusculus được xem là loài xâm hại tại châu Âu và Nhật Bản, lấn lướt các loài bản xứ.
(Theo Eat the Invaders/NRDC)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.