Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ tư, 30/10/2024, 04:23:16 AM (GMT+7)
Những loài động vật có vú chứa chất độc
(20:36:10 PM 31/07/2017)(Tin Môi Trường) - Thú mỏ vịt hay con lười có vẻ ngoài nhỏ bé nhưng có thể làm bạn tê liệt bởi nọc độc trong cơ thể chúng.
>> Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan >> Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8) >> Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân >> Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059
Có một số những loài động vật có vú sở hữu nọc độc hoặc các vũ khí chứa độc để tự vệ. Những vết thương do chúng mang lại có thể làm tê liệt hệ thần kinh dẫn tới tử vong.
Chồn hôi
Một con chồn đang phun khí tự vệ. Ảnh: quora.com.
Chồn hôi là một loài động vật có vú thuộc họ ăn thịt. Chúng có thể phun ra một lượng xi-tan (thiols) – một dạng chất hữu cơ hóa học thường có trong hành và tỏi. Loại chất này có độc tố đủ để gây mù lòa, viêm, khiến cơ thể có phản ứng nôn mửa. Chất xịt của chồn hôi có thể gây hại tới các loài động vật khác và kể cả con người.
Thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt đực thường dùng gai này để tiêm nọc độc vào nạn nhân. Ảnh: Auscape.
Mặc dù là động vật có vú nhưng những con thú mỏ vịt lại có hình thức sinh sản là đẻ trứng. Điều khiến chúng trở nên kỳ lạ và nguy hiểm hơn nữa là những con đực thường có gai mọc ở chân sau. Các gai này có thể chứa chất độc cực mạnh, khiến nạn nhân đau đớn không thể chịu nổi.
Cu li
Cu li có đôi mắt to, bàn tay nhỏ đáng yêu nhưng lại có chất độc gây sốc. Ảnh: Thinkstock.
Những con cu li này có thể được tìm thấy ở Borneo và miền nam Philippines, Bangladesh, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Thái Lan. Chúng rất đáng yêu với đôi mắt to, khuôn mặt dễ thương, đôi bàn tay nhỏ. Tuy nhiên chúng lại mang nọc độc gây sốc.
Điểm thú vị là cu li không có nọc độc có sẵn mà chúng thường chà xát đôi bàn tay nhỏ vào nách – nơi có tuyến tiết ra chất độc, sau đó đặt chất độc vào răng và cắn. Vết cắn có chứa độc có thể gây sốc nghiêm trọng.
Chuột chù răng khía (Solenodons)
Chuột chù răng khía tuy nhỏ bé nhưng mang nọc độc đủ để hạ con mồi. Ảnh: Howstuffwork.
Chuột chù răng khía cũng là một loại động vật có vú. Chúng ăn côn trùng, sống về đêm, ở hang. Loài này trực tiếp sử dụng ria, răng sắc nhọn để tiêm nọc độc vào con mồi.
T.H (tổng hợp)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...