»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:25:20 AM (GMT+7)

Những loài động vật có màu sắc khác thường Tin ảnh

(08:33:59 AM 10/03/2015)
(Tin Môi Trường) - Đột biến gen hoặc căn bệnh nào đó có thể khiến động vật có đặc điểm hay màu sắc khác thường.

 

Những[-]loài[-]động[-]vật[-]có[-]màu[-]sắc[-]khác[-]thường

Hình ảnh cá heo màu hồng nhạt tương đối phổ biến trên lưu vực sông Amazon. Màu hồng của cá heo do vô số mạch máu nằm ở vị trí gần da một cách bất thường. Ảnh: Shutterstock

 

Những[-]loài[-]động[-]vật[-]có[-]màu[-]sắc[-]khác[-]thường

Mặt mèo Venus có một nửa lông màu đen và mắt màu xanh lá cây, nửa kia màu vàng với mắt màu xanh da trời. Chủ nhân của Venus không đem nó đi thử nghiệm ADN. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, nó có khuôn mặt kỳ lạ là do biến đổi về mặt di truyền. Ảnh: Venus the Amazing Chimera Cat/Facebook

 

Những[-]loài[-]động[-]vật[-]có[-]màu[-]sắc[-]khác[-]thường

Sự biến đổi gen đôi khi xảy ra ở tôm hùm, tạo ra một loại protein với lượng quá mức, khiến chúng có lớp vỏ ngoài màu xanh dương rực rỡ. Ảnh: Flickr

 

Những[-]loài[-]động[-]vật[-]có[-]màu[-]sắc[-]khác[-]thường

Những con hổ có màu trắng do biến thể sắc tố da hiếm của hổ Bengal. Tuy nhiên, quan niệm sai lầm phổ biến là hổ trắng bị bạch tạng. Không giống cá thể bạch tạng, hổ trắng vẫn sản xuất sắc tố melanin. Các nhà sinh vật học gọi nó là "biến thể kiểu hình tự nhiên", một biến thể di truyền trội trong số lượng hổ Bengal. Ảnh: Shutterstock

 

Những[-]loài[-]động[-]vật[-]có[-]màu[-]sắc[-]khác[-]thường

Piebaldism là căn bệnh hiếm gặp ở động vật, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất các sắc tố melanin tạo nên màu sắc của da. Hiện tượng này khiến ra những con trăn có màu sắc rất lạ do các nhóm sắc tố màu trắng trộn lẫn với màu da bình thường. Ảnh: Shutterstock

 

Những[-]loài[-]động[-]vật[-]có[-]màu[-]sắc[-]khác[-]thường

Báo "dâu tây" ở trung tâm bảo tồn Madikwe, Nam Phi, có điểm đặc trưng là các đốm màu hoe, do chúng có dư thừa sắc tố đỏ. Ảnh: Shutterstock

 

Những[-]loài[-]động[-]vật[-]có[-]màu[-]sắc[-]khác[-]thường

Châu chấu màu hồng Katydid là loài quý hiếm. Thân của chúng không có màu xanh lá cây mà có màu hồng. Tuy nhiên điều này khiến chúng nổi bật, dễ bị phát hiện. Ảnh: Flickr

 

Những[-]loài[-]động[-]vật[-]có[-]màu[-]sắc[-]khác[-]thường

Gấu trúc có bộ lông chủ yếu màu đen và trắng. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện những cá thể có lông màu nâu thay vì màu đen. NTDTV/YouTube

 

Những[-]loài[-]động[-]vật[-]có[-]màu[-]sắc[-]khác[-]thường

Một vài cá thể chim cánh cụt có lông hoàn toàn màu đen do chúng mắc bệnh melanism (ngược lại của bạch tạng). Thay vì thiếu sắc tố da, những con vật này chứa các đốm đen bao phủ khắp cơ thể. Ảnh: National Geographic/YouTube

 

Những[-]loài[-]động[-]vật[-]có[-]màu[-]sắc[-]khác[-]thường

Ngựa vằn có thể có sọc vàng do bệnh amelanism, tương tự như bạch tạng. Ở động vật có vú, các triệu chứng của amelanism và bạch tạng hầu như không thể phân biệt. Ảnh: Flickr

Theo Mother Nature Network
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những loài động vật có màu sắc khác thường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI