Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Những loài bò sát đáng sợ nhất trên thế giới
(12:59:16 PM 02/11/2014)Động vật bò sát được tìm thấy gần như ở mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực , mặc dù khu vực phân bổ chính của chúng là các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mặc dù tất cả hoạt động trao đổi chất trong các tế bào sản sinh ra một nguồn năng lượng nhất định, nhưng phần lớn các loài bò sát ngày nay không sản sinh ra đủ năng lượng để duy trì một thân nhiệt ổn định và vì thế chúng còn được gọi là " động vật máu lạnh " (ectothermic), ngoại lệ duy nhất là loài rùa da.
Hầu hết các loài động vật bò sát không thường được coi là dễ thương hay gần gũi với con người cho lắm. Đối với một số loài như rắn, trăn, thằn lằn chúng còn bị coi là những loài đem lại cảm giác khá đáng sợ. Tất nhiên, có những loài hoàn toàn vô hại hoặc có một ngoại hình tương đối thân thiện, nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá một trong số những loài bò sát đáng sợ nhất.
Loài thằn lằn mào xếp
Loài vật có hình dáng khá xấu xí này là loài thằn lằn có mào xếp nếp sống trong các khu rừng nhiệt đới và ôn đới ấm áp thuộc miền Bắc nước Úc. Chúng Thường sống trên cây là thỉnh thoảng trèo xuống để tìm thức ăn. Thức ăn ưa thích của loài này là kiến, côn trùng nhỏ. Thậm chí chúng còn ăn thịt cả đồng loại là một số loài thằn lằn nhỏ hơn khác. Tên thường gọi của chúng là thằn lằn mào xếp nhưng cũng có khi được gọi là thằn lằn cổ diềm xếp bởi lớp nào xếp nếp nằm ở trên cổ chúng.
Những con thằn lằn thuộc loài này thường nặng khoảng trên dưới 1kg và dài khoảng gần 1m. Khi chúng cảm thấy sợ hãi hoặc bất an, miệng chúng sẽ há hốc ra và những diềm xếp trên cổ sẽ được mở ra. Hành động này của chúng được thực hiện nhằm mục đích dọa lại đối phương. Khi những diềm xếp mở ra, chúng trở nên khá đáng sợ với những lớp màu cam và đỏ tươi nằm dưới phần diềm.
Quái vật Gila
Quái vật Gila hay còn có tên khoa học Heloderma suspectum là một loài thằn lằn độc nguồn gốc ở tây nam Hoa Kỳ và tây bắc bang Sonora của Mexico. Đây là một loài thằn lăn nặng nề và di chuyển chậm, chúng dài tới 60 cm. Quái vật Gila là thằn lằn có nọc độc bản địa Mỹ và là một trong hai loài thằn lằn có nọc độc đã được biết đến ở Bắc Mỹ, loài còn lại là thằn lằn đính cườm. Mặc dù quái vật Gila có nọc độc, nhưng do bản chất chậm chạp nên ít mối đe dọa đối với con người. Tuy nhiên, nó có một danh tiếng đáng sợ và đôi khi bị con người săn đuổi dù đã được bảo vệ bởi pháp luật bang Arizona .
Quái vật Gila dành 90% thời gian của chúng dưới lòng đất trong hang đá hoặc nơi trú ẩn. Chúng hoạt động vào buổi sáng vào mùa khô (mùa xuân và đầu mùa hè), sau đó vào mùa hè chúng có thể hoạt động vào những đêm ấm áp hoặc sau cơn giông. Chúng thường duy trì nhiệt độ bề mặt cơ thể khoảng 30 °C. Quái vật Gila chạy chậm, nhưng có sức chịu đựng tương đối cao. Chúng bị cả chó sói đồng cỏ Bắc Mỹ lẫn các loại chim ăn thịt săn bắt. Thức ăn ưa thích của chúng là thịt các loại chim, thú, ếch, thằn lằn, côn trùng nhỏ và xác thối rữa.
Đặc biệt chúng ăn không thường xuyên, chỉ khoảng 5-10 lần một năm nhưng khi ăn, có thể ăn lên đến một phần ba trọng lượng cơ thể của mình. Điều bất thường là ngay sau khi thức ăn đã bị nuốt, quái vật Gila ngay lập tức lại tiếp tục búng lưỡi và thể hiện hành vi tìm kiếm, có thể là kết quả của lịch sử tìm kiếm con mồi ẩn nấp trong bụi như trứng và chim non trong tổ. Mặc dù có thân hình nặng nề nhưng chúng vẫn có thể leo trèo khá tốt để tìm kiếm thức ăn.
Cá sấu Mỹ
Cá sấu Mỹ là một trong những loài bò sát đáng sợ không chỉ với con người mà còn với nhiều loài động vật khác. Chúng là động vật ăn thịt hàng đầu trong môi trường sinh sống của mình. Theo các nhà nghiên cứu động vật, cá sấu Mỹ là loài có cú đớp dữ dội nhất, mạnh hơn cả linh cẩu, sư tử hoặc cá mập.
Chúng có bốn chân ngắn và bẹt; đuôi dài và khỏe; vảy che các lớp mai hóa xương chạy dọc theo lưng và đuôi; cùng với quai hàm rất khỏe. Chúng có màng nháy để bảo vệ mắt, tuyến lệ tiết ra nước mắt nhưng chỉ dùng để tẩy rửa mắt của chúng và đây chính là lý do có câu “nước mắt cá sấu”. Các lỗ mũi , mắt và tai nằm ở phần đỉnh của đầu chúng, vì thế các phần còn lại của cơ thể có thể che giấu dưới nước để tấn công con mồi bất ngờ. Màu sắc cũng giúp chúng ngụy trang rất tốt. Về kích cỡ của loài này: con non mới sinh có chiều dài 50 cm và khối lượng khoảng 60 g. Con trưởng thành trung bình dài 4,3 m và nặng 382 kg ở con đực, dài trung bình 3 m và nặng 173 kg ở con cái.
Cá sấu Mỹ thông thường trườn dọc theo bụng của chúng, nhưng chúng có thể "đi bộ". Các cá thể nhỏ hơn có thể phóng nhanh, và thậm chí cả các cá thể lớn hơn cũng có khả năng tăng tốc độ đột biến đáng ngạc nhiên. Chúng có thể bơi khá nhanh với vận tốc 32km/h bằng cách chuyển động cơ thể và đuôi của chúng theo đường hình sin, và chúng có thể duy trì kiểu chuyển động này khá lâu nhưng chúng không thể giữ lâu được tốc độ này. Thức ăn chính của loài này là cá. Chúng có sự trao đổi chất thuộc hệ máu lạnh, vì thế chúng có thể sống rất lâu giữa hai lần có thức ăn - vì thế khi ăn, chúng có thể ăn một khối lượng thức ăn bằng một nửa khối lượng cơ thể mỗi lần. Cá sấu Mỹ trưởng thành không có kẻ thù tự nhiên và hầu hết các động vật trên cạn hoặc ven sông mà chúng gặp phải đều là con mồi. Được biết, cá sấu săn mồi chủ yếu trong vài giờ đầu tiên sau khi đêm xuống, đặc biệt là vào những đêm không trăng, mặc dù chúng có thể ăn bất cứ lúc nào.
Rùa gai Mata
Loài rùa thường xuất hiện trong các câu chuyện với hình tượng dễ thương, hiền lành hoặc đáng yêu. Đúng là đa số loài rùa ngoài đời đều có vẻ bề ngoài trông khá “hiền” nhưng khái niệm này không đúng hoàn toàn với tất cả. Trên thế giới còn tồn tại một loài rùa xấu xí đáng sợ đó là loài rùa gai Mata hay nhiều người còn gọi chúng là loài rùa quái thú. Rùa gai Mata còn có tên gọi theo tiếng thổ dân bản địa chỉ Matamata, tên khoa học là Chelus fimbriata.
Chúng được tìm thấy tại khu vực sông Amazon và Orinoco và là loài rùa duy nhất trong chi rùa Chelus. Rùa gai Mata có sức sống khá khỏe mạnh thậm chí là dai dẳng. Chúng lại là những sinh vật ít vận động, điều này dễ lý giải bởi chúng là loài vật sống ngụy trang hoàn hảo để săn mồi cũng như lẩn trốn kẻ thù. Về ngoại hình, chúng có một cái cổ dày, dài, đầu hình tam giác và chiếc mai xù xì, chiếc mũi dạng ống dài và nằm hướng lên trên là một lợi thế cho rùa Mata bởi chúng có thể nằm hoàn toàn trong nước mà vẫn có thể hô hấp chỉ với một phần rất nhỏ nhô lên của lỗ mũi. Toàn bộ thân rùa Mata có những tua nhỏ và màu sắc cũng rất hài hòa với môi trường xung quanh, điều này càng làm hoàn hảo thêm khả năng ngụy trang tuyệt vời của chúng. Khi trưởng thành, rùa gai Mata có thể đạt được kích thước mai 45 cm, trọng lượng 15 kg hoặc thậm chí là hơn thế.
Rùa Mata ăn các loài cá nhỏ, côn trùng và các sinh vật nhỏ sống trong nước khác. Khi một con mồi vô tình đến lại gần, rùa Mata sẽ đẩy nhanh cái đầu của mình ra phía trước và há rộng miệng tối đa. Miệng của chúng có thể mở rộng và nhanh đến nỗi làm cho áp suất nước trong khoang miệng tụt giảm đột ngột và cuốn theo con mồi vào miệng, đây cũng là cách săn mồi mà loài cá voi khổng lồ thực hiện. Nếu con người cố tình trêu chọc, chúng có thể đớp thẳng vào tay kẻ quấy rối với lực cắn lên tới 18kg.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.