Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Những hố rắn ở vùng nông thôn Canada
(08:48:45 AM 07/01/2014)
Thamnophis sirtalis hay còn gọi với tên là "rắn cái Garter đỏ", là loài rắn có dải vàng trên nền nâu hoặc xanh lá cây, có chiều dài trung bình khoảng 55cm, tối đa là khoảng 137cm và trọng lượng trung bình mỗi con là 150g.
Trong suốt mùa đông giá buốt, loài rắn này ngủ đông trong hang động dưới lòng đất được hình thành từ tầng đá vôi có nền rắn bị xói mòn trong khu vực.
Sau giấc ngủ đông dài, thường những con rắn đực tiên phong bò lên mặt đất trước, chúng ở đây kiên nhẫn chờ đợi rắn cái đến. Ngay sau con cái bò ra khỏi hang liền tiết ra pheromone, nhanh như chớp thu hút hàng trăm con đực vồ lấy ngay để giao phối, tạo thành một quả cầu rắn bầy nhầy.
Giống như đa số các loài rắn khác, rắn Thamnophis sirtalis có hai dương vật ở bên thân thể. Rắn đực sẽ dùng dương vật ở vị trí tốt nhất để giao hợp với rắn cái nằm giữa quả cầu. Điều thú vị là những con rắn lưỡng tính cũng có thể tiết ra pheromone như con cái để đánh lừa con đực đến sưởi ấm và bảo vệ chúng.
Đến thời kỳ sinh sản, người ta có thể trông thấy trứng rắn nằm khắp mọi nơi, trên những cành cây, trên mặt đất, trên rìa hang và có một số quả trứng từ trên cây rơi xuống đất rồi bện chặt vào nhau mà theo như giáo sư động vật học, Mason đến từ đại học bang Oregon ước tính có 35.000 con rắn trong một chiếc hố và có hơn 250.000 con trong khu vực lân cận nói chung.
Có bốn tụ điểm rắn hoạt động tại khu vực quản lý động vật hoang dã Narcisse. Các tụ điểm được kết nối bởi một con đường mòn kéo dài 3km. Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến để xem cảnh tượng này từ những bục quan sát được xây dựng bên cạnh các tụ điểm rắn tụ tập, cũng như nhiều nhà khoa học nghiên cứu về loài bò sát không có nọc độc này.
Số lượng rắn Thamnophis sirtalis xung quanh vùng Narcisse là khoảng 70.000 con, nhưng một đợt thời tiết xấu xảy ra vào năm 1999 đã giết chết hàng chục ngàn con trước khi chúng quay lại giấc ngủ đông dài.
Thảm kịch của năm 1999 gây ra mối lo ngại cho khu vực quản lý động vật hoang dã Narcisse một lần nữa, khi những con rắn trên đường di trú một năm hai lần, chúng băng qua con đường quốc lộ 17 để cố gắng trở về hang ngủ đông thì bị nghiền nát dưới bánh xe qua đường, khiến cho số lượng giảm đi đáng kể.
Để hạn chế tai nạn cho rắn, người ta đã xây dựng lên những hàng rào phủ tuyết cao khoảng 15cm để buộc những con rắn phải đi vào đường hầm được tạo ra bên dưới này mà men theo quốc lộ 17 trở về hang.
Biện pháp làm hàng rào này mang lại hiệu quả tích cực. Giờ đây chỉ có ít hơn 1.000 con rắn bị giết chết trên đường cao tốc vào mỗi lần di chuyển trong mùa đông. Những cây hàng rào tuyết tạo đường hầm cho rắn di chuyển bên trong này là dấu hiệu cho người lái xe điều chỉnh tốc độ chậm lại để tránh vô tình cán qua chúng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.