»

Chủ nhật, 19/01/2025, 05:07:08 AM (GMT+7)

Những động vật kỳ dị khắp hành tinh Tin ảnh

(08:46:37 AM 15/06/2015)
(Tin Môi Trường) - Sâu nơ, khỉ mắt trố, khỉ đầu hói, rùa mũi dài, lợn có ngà, cá răng nanh… là những loài động vật hình thù kỳ cục và hiếm có.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]kỳ[-]dị[-]khắp[-]hành[-]tinh

Sâu nơ: Loài sâu này trông như một dải thạch màu xanh, xuất hiện ở cảng Penghu ở Đài Loan. Từ vòi sâu tiết ra một chất nhầy làm tê liệt con mồi. Loài sâu này thường sống ở dưới nước tại các vùng nhiệt đới hay trên đất ẩm ở Đài Loan.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]kỳ[-]dị[-]khắp[-]hành[-]tinh

Khỉ mắt trố: Loài khỉ này độc đáo do có cặp mắt rất lớn, nhìn đêm rất tốt. Hai chân sau của chúng rất khỏe, dùng để nhảy từ cây nọ sang cây kia để săn côn trùng và các loài động vật không xương bé nhỏ. Chúng sống chủ yếu ở Borneo, Sumatra và còn được tìm thấy ở Philippines.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]kỳ[-]dị[-]khắp[-]hành[-]tinh

Cá răng nanh: Những chiếc răng nanh dài và sắc nhọn khiến loài cá này trở nên rất đáng sợ. Chúng thường ẩn sâu từ 1.000-2.000 m dưới biển, dùng cách phát quang sinh học để tạo ra một chiếc đèn nhỏ thu hút những loài giáp xác và cá bé. Cá răng nanh được tìm thấy ở cảng Reykjavik, Iceland.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]kỳ[-]dị[-]khắp[-]hành[-]tinh

Khỉ đầu hói: Vào mùa mưa, khỉ đầu hói sống trên ngọn cây vùng lưu vực sông Amazon. Đến mùa khô, chúng nhảy xuống mặt đất tìm các loại hạt để ăn. Loài khỉ này xuất hiện ở sâu trong các khu rừng tại Brazil, Peru và Colombia.

 

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]kỳ[-]dị[-]khắp[-]hành[-]tinh

Rùa Mata mata: Loài rùa trông giống như một khúc cây xù xì, với chiếc mũi rất dài hoạt động như một ống thở và hút cá. Mai rùa có thể lên tới 45 cm, và chúng có thể nặng tới 15 kg khi trưởng thành. Rùa Mata mata sống ở những ao hồ và suối nước lặng vùng Nam Mỹ như phía bắc Bolivia, phía đông Peru, Ecuado, phía đông Columbia, Venezuela và Brazil.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]kỳ[-]dị[-]khắp[-]hành[-]tinh

Bọ cánh cứng ăn sương: Loài bọ này thường cắm đầu xuống cát rồi dùng những chiếc chân sau để lấy những giọt sương. Chúng sống ở vùng sa mạc Namib phía tây châu Phi.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]kỳ[-]dị[-]khắp[-]hành[-]tinh

Tenrec: Đây là một loài động vật có vú và những chiếc gai như lông nhím có tác dụng tự vệ bằng cách phóng gai vào mũi hoặc bàn chân kẻ thù. Tenrec thường có màu vàng sẫm hoặc sọc nâu, nặng 200 gram, ăn các loài giun đất và côn trùng. Tenrec sống theo đàn ở Madagasca.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]kỳ[-]dị[-]khắp[-]hành[-]tinh

Lợn có ngà: Loài lợn ở khu bảo tồn Adudu Nantu và Tangkoko, bắc Sulawesi, Indonesia này có cặp ngà độc đáo có thể làm đồ lưu niệm cho khách du lịch. Tuy nhiên loài vật này được bảo vệ ở Indonesia và không được phép sắn bắn. Mặc dù vậy chúng không thoát khỏi sự rình mò của những kẻ săn trộm và bị ảnh hưởng bởi nạn phá rừng.

 

Khám[-]phá[-]những[-]động[-]vật[-]kỳ[-]dị[-]khắp[-]hành[-]tinh

Tê tê mặt đất: Đây là loài động vật máu nóng duy nhất trên thế giới có lớp giáp xác bên ngoài, tạo thành lớp vỏ cứng bảo vệ khi bị đe dọa. Ở phía hậu môn còn có bộ phận xịt mùi hôi khiến kẻ thù phải tránh xa. Loài tê tê này sinh sống ở Sahara, châu Phi tại khu bảo tồn Kwando, Botswana và châu thổ sông Okavango.

Thúy Nguyễn/NZ( Ảnh: Telegraph)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những động vật kỳ dị khắp hành tinh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI