Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Những động vật có “đôi tay” kì lạ
(08:41:11 AM 26/01/2014)
1. Khỉ Aye-Aye ở Madagascar
Một con khỉ Aye - Aye ở bán đảo Masoala, Madagascar (Ảnh: Thorsten Negro)
Có lẽ là loài có “đôi tay” kỳ lạ nhất trong số các động vật linh trưởng, đôi tay của khỉ Aye - Aye trông có vẻ ốm yếu và dài thòn. Đặc biệt hơn, đôi tay này còn có một ngón dài ở giữa.
Với đôi tay kì lạ, Aye - Aye sử dụng chúng để gõ trên thân trên cây và dò tìm đoạn rỗng có chứa hang ổ của các loài côn trùng thơm ngon. Sau khi tìm thấy con mồi, nó cắn lớp gỗ rồi luồn các ngón tay dài để tóm gọn chúng.
2. Ếch bay Helen
Jodi Rowley, một nhà sinh học lưỡng cư tại Bảo tàng Australia ở Sydney, là người đã phát hiện ra loài ếch bay Helen (do cô đặt tên) vào năm 2009, khi đang lang thang đi qua một khu rừng thấp gần thành phố Hồ Chí Minh.
Ếch bay Helen đã được tìm thấy trong một khu rừng thấp ở miền nam Việt Nam (Ảnh:JodiRowley)
“Tay” của loài ếch này có màng tương tự như ếch bay Wallace. Chúng có thể bay gần 15 mé ttừ cây này sang cây khác và chính lớp màng da trên tay hỗ trợ chúng trượt dễ dàng hơn.
3. Chuột chũi
Cấu tạo tay của chuột chũi thích hợpcho việc đào bới tìm thức ăn và nơi trú ẩn.
Một con chuột chũi chui ra khỏi hang (Ảnh: Ken Catania)
Theo một báo cáo từ năm 2011 của trường Đại học Zurich, tay chuột chũi có một ngón cái phụ không có móng vuốt và không thể di chuyển các khớp. Ngón này dường như là tăng thêm sức lực để chuột chũi đào hang. Nghiên cứu cũng cho thấy, trong phôi thai, xương ngón phụ phát triển từ một xương ở cổ tay và phát triển muộn hơn các ngón khác.
4. Tắc kè
Tắc kè có lông cứng bao phủ trên lòng bàn tay vàbàn chân giúp chúng leo bám một cách chắc chắn và an toàn.
Lòng bàn chân của một con tắc kè Tokay cái (Ảnh: Robert Clark)
Nhờ có lớp lông cứng, tắc kè có thể bám chắc chắn trên hầu hết các loại bề mặt. Chính điều này đã truyền cảm hứng cho các nhà khoa học tạo ra một chất kết dính giúp robot dễ dàng làm việc bên ngoài tàu vũ trụ khi sửa chữa hay nghiên cứu, hoặc trong y học, các nhà nghiên cứu cũng phát minh ra keo phẫu thuật để có thể thay thế cho chỉ khâu truyền thống.
5. Chim Hoatzin
Chim Hoatzin của Nam Mỹ có đôi cánh như một “đôi tay” dài lắp móng vuốt đáng sợ.
“Tay” của một con Hoatzin non có móng vuốt giúp nó leo bám (Ảnh: M. Williams Woodbridge)
Hoatzin là loài chim duy nhất có móng vuốt trên đôi cánh và chúng sẽ tự động mất khi trưởng thành. Những móng vuốt kỳ quặc này không chỉ giúp ích cho việc leo bám trên cây mà còn hữu dụng trong việc với cành cây nếu nó chẳng may rơi xuống nước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.