»

Chủ nhật, 19/01/2025, 23:06:48 PM (GMT+7)

Những chuyện lạ về chim rừng Việt Nam Tin ảnh

(16:55:57 PM 23/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Nhiếp ảnh gia Lê Hoài Phương vừa cho ra mắt cuốn sách ảnh "Chim rừng Việt Nam" (NXB Kim Đồng) với những cách tiếp cận khác biệt.

 "Chim rừng Việt Nam" là sản phẩm đầu tiên ra mắt từ sự hợp tác giữa nhà nhiếp ảnh Lê Hoài Phương - kỷ lục gia chụp ảnh động vật rừng hoang dã nhiều nhất Việt Nam được Guiness Việt Nam công nhận năm 2005, với Nhà xuất bản Kim Đồng.

 

"Hồng vũ là loài chim "gia trưởng", thể hiện tính gia trưởng trong phân công nhiệm vụ. Tính "gia trưởng" luôn bộc lộ rõ ngay khi bước vào mùa sinh sản, chim trống luôn quyết định vị trí làm tổ. Trong quá trình lót tổ, chim trống bay đi hướng nào thì chim mái phải bay theo hướng đó"

 

Cuốn sách dành cho những ai yêu thích thế giới tự nhiên, thế giới động vật, nhất là thế giới của các loại chim rừng. Việt Nam với vị trí địa lý trải dài trên nhiều vĩ độ, nằm gần xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hệ sinh thái đa dạng, nên các loài chim rừng vô cùng phong phú.

Những dẫn dắt thông tin cơ bản về các loài chim trong cuốn sách này được chọn lọc và biên tập để người đọc phổ thông dễ dàng tiếp cận nhất. Qua ống kính của nhiếp ảnh gia Lê Hoài Phương, độc giả tận mắt thấy những "tập quán sinh hoạt" của các loài chim giẻ cùi, vàng anh, chim ăn ong, chim cắt, hồng vũ,… với các cảnh săn mồi, mớm ăn cho con, ấp trứng, dạy con chuyền cành, tập bay, làm tổ,... rất kỳ thú.

 

"Chim giẻ cùi sống thành bầy đàn, nên đôi khi chúng dựa vào sức mạnh số đông để tiến hành các cuộc trộm trứng và con non của những loài chim khác theo kiểu "ăn cướp". Nhưng thông thường chúng vẫn thực hiện những cuộc trộm cắp đơn lẻ, trong lén lút bí mật. Khi bị các "gia chủ" phát hiện và rượt đuổi, chúng tháo chạy thục mạng"

 

Cuốn sách đưa ra những tiếp cận khác biệt với các loài chim sống tập trung ở vùng Nam Trung bộ. Có hay không sự hóa thân của "cô Tấm" trong truyền thuyết vào chim vàng anh khăn mỏ quạ? Giống chim nào thể hiện tính "gia trưởng" điển hình bằng loài hồng vũ? Loài chim nào chuyên sống bằng... nghề trộm cắp?

Hay câu chuyện về những chú chim nhỏ bé có thể đào những chiếc hang sâu đến cả mét để làm tổ. Và không thể bỏ qua loài chim săn mồi mạnh nhất thế giới, có biệt danh "chúa tể bầu trời", nhưng có lúc phải bỏ chạy trước đối thủ nhỏ bé hơn mình rất nhiều lần...

 

"Hẳn chúng ta ai cũng biết câu chuyện cổ tích về cô Tấm xinh đẹp bước ra từ quả thị, rồi sau đó biến thành chim vàng anh biết nói thần kỳ.Đa số người Việt từng đọc câu chuyện huyền thoại Tấm Cám ấy, nhưng không phải ai cũng hình dung ra hiện thân của cô Tấm hình thù như thế nào. Và "cô Tấm hiện sống ra sao trong rừng?

 

Đằng sau những công phu băng rừng, ngụy trang, trèo ngọn cây, thậm chí đào hang như chim để rình rập chụp ảnh đời sống của chúng, là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc: thưởng ngoạn vẻ đẹp phong phú, vô cùng của thiên nhiên để cùng ý thức và góp phần bảo vệ, giữ gìn cái đẹp đó.

Tác giả Lê Hoài Phương sinh năm 1961, là hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Ông đoạt nhiều giải thưởng quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực mà ông tham gia: nhiếp ảnh, điện ảnh và bảo vệ môi trường.

 

"Chim trảu là loài có đặc tính di cư. Khoảng tháng ba tháng tư hàng năm là đến mùa chim trảu làm tổ. Từng đàn trảu đông đúc hàng trăm con tụ tập nhau lại, cùng bay đi tìm những nơi có vực sâu, vách đất dựng đứng hiểm trở, rồi chúng dùng mỏ đào những cái hang sâu từ 1 đến 1,5m để làm tổ"

 

Lê Hoài Phương sở hữu hơn 10.000 bức ảnh mô tả các loài thú, chim, bò sát và côn trùng rất sống động, đoạt nhiều giải thưởng nhiếp ảnh trong nước và quốc tế như ảnh báo chí của Tổ chức Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP), giải nhất ảnh báo chí toàn quốc "Khoảnh khắc vàng"...

Tác giả từng đoạt giải nhất Liên hoan phim Môi trường toàn quốc 2007 với bộ phim tài liệu "Vàng Anh - loài chim huyền thoại". Năm 2010, giành giải thưởng lớn "Giải Việt Nam xanh" tại Liên hoan phim môi trường lần thứ 4 cho phim tài liệu "Tội ác rừng xanh" và giải Cánh diều vàng cho phim và giải cho đạo diễn phim tài liệu xuất sắc nhất năm 2010 cũng cho bộ phim này.

 

"Ưng bụng hung có tầm vóc khá lớn. Mắt chúng có thể nhìn xa, rõ từng chi tiết đến 500m. Chúng có khả năng bay rất nhẹ nhàng, khi đến gần con mồi thì bất ngờ tăng tốc, lao đi với vận tốc lên đến 250km/h. Ưng bụng hung thực sự là loài chim thuộc bộ cắt dũng mãnh nhất. Chúng được mệnh danh là "chúa tể bầu trời"

 

Lê Hoài Phương nhiều lần được trao tặng bằng khen, cúp vàng "Vì sự nghiệp bảo vệ môi trường Việt Nam", giải thưởng Nhà nước "Môi trường Việt Nam" 2007, 2011, do có những cống hiến xuất sắc cho nỗ lực bảo vệ môi trường Việt Nam.

Những hình ảnh độc đáo về chim rừng Việt Nam qua ống kính Lê Hoài Phương:

 

 
 
 
 
V.T (Vietnamnet)
Từ khóa liên quan: chuyện lạ, chim rừng, Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những chuyện lạ về chim rừng Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI