Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Những ‘kho báu biết bay’ của 8X Hà Nội
(09:17:13 AM 29/06/2012)
Cà cuống
Cà cuống. Ảnh: Internet.
Do có nhiều hồ, sông nên Hà Nội ngày trước có rất nhiều cà cuống - loài côn trùng to lớn sống dưới nước. Vào những buổi tối mùa hè, nhiều đứa trẻ thường vào công viên Thống Nhất hoặc lăng Bác để “săn” cà cuống. Loài côn trùng ưa sáng này thường bay quanh các ngọn đèn cao áp, có lẽ do mắt kém mà không hiếm khi chúng đâm vào cột đèn rơi xuống đất. Và rất nhiều chú cà cuống trở thành “tù binh” của những đứa trẻ sau những vụ tai nạn như vậy.
Cà cuống có kích thước lớn và dáng vẻ rất hùng dũng. Vì vậy mà cọn con trai rất thích loài côn trùng này. Nhưng khoái hơn cả là khi… nướng chúng để ăn. Cá cuống đực có vị cay, thơm cực kỳ quyến rũ, trong khi cà cuống cái có buồng trứng ăn rất bùi.
Đom đóm
Đom đóm. Ảnh: Internet.
Đóm đóm giống như một món quà kỳ diệu dành cho những đứa trẻ. Loài côn trùng có khả năng phát sáng này thường xuất hiện trong các khu vườn hoặc các khu vực nhiều cây cối vào những buổi tối mùa hè, khiến bầu không gian trở nên thật uyền ảo với những đường bay lả lướt.
Chỉ cần bắt đầy đom đóm bỏ vào một chiếc túi nylon là có ngay chiếc đèn kì diệu, không cần dùng điện hay pin mà vẫn có thể nhấp nháy liên tục.
Bướm
Bướm. Ảnh: Wikipedia.
Bướm là một loài côn trùng rất đẹp và cũng rất mỏng manh, chúng không phải là đối tượng để nghịch như nhiều loài côn trùng khác. Loài côn trùng có đôi cánh rực rỡ này chỉ phù hợp với những cô cậu học trò có thú vui tinh tế: sưu tầm bướm ép khô.
Xén tóc
Xén tóc. Ảnh: Internet.
Xén tóc có nhiều loại, có loại to như ngón tay người lớn, loại khác thì nhỏ và có màu sắc rực rỡ… nhưng đặc điểm chung của chúng là có thân hình cứng như thép, cặp râu dài như râu Tề thiên đại thánh, và đặc biệt là cặp hàm sắc lẻm như chiếc tông đơ của ông thợ cắt tóc.
Đúng như tên gọi của mình, xén tóc là một thợ cắt tóc cừ khôi. Mỗi khi bắt được con côn trùng này, bọn trẻ có một trò thú vị là thả chúng lên đầu, để những sợi tóc rơi lả tả dưới cặp hàm của “ông thợ” bất đắc dĩ.
Ong
Ong vò vẽ. Ảnh: Internet.
Ong là một loài côn trùng rất nguy hiểm, vì vậy những trò chơi liên quan đến ong là những trò mạo hiểm thực sự. Có thể kể đến “trò ngu” kinh điển như phá tổ ong hay bắt ong vò vẽ về nghịch. Đã có không ít cậu bé phải nếm trải nỗi kinh hoàng của ngòi đốt ong vò vẽ.
Ong mật. Ảnh: Internet.
Một trò khác khá “man rợ” là bắt ong mật, xé bụng nó ra để ăn giọt mật vàng tươi, ngọt lịm bên trong. Để thưởng thức những giọt mật này, bị ong đốt là chuyện thường. Cũng may là nọc ong mật tuy gây ra cảm giác buốt nhói nhưng vẫn nằm trong khả năng chịu đựng của những đứa trẻ.
Con “lạy cụ”
Con lạy cụ là một loài côn trùng trông giống như con ruồi, nhưng trông có vẻ sạch sẽ hơn nhiều. Nó thường bay quanh quẩn trong nhà. Con côn trùng này có cái tên lạ đời như vậy là vì mỗi khi bị túm lấy hai cẳng sau, nó sẽ gập người lên xuống liên tục như thể đang van lạy.
Dế mèn phiêu lưu ký
Kỳ nghỉ hè cũng trùng với mùa đổ dế của bọn trẻ con. Vào mỗi buổi sáng, đám trẻ lại lỉnh kỉnh chai lọ kéo nhau ra các thảm cỏ ở công viên, vườn hoa để săn lùng những nhân vật chính trong cuốn truyện thiếu nhi nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài: Dế mèn phiêu lưu ký.
Dế mèn. Ảnh: Internet.
Dụng cụ không thể thiếu trong buổi đổ dế là những chai đựng nước. Sau khi phát hiện ra hang dế nhờ đụn đất đùn lên trên cửa hang, chỉ cần gạt lớp đất ra và ấn nhẹ ngón tay xuống, lỗ hang sẽ xuất hiện. Những đứa trẻ sẽ đổ đầy nước vào lỗ, cho đến khi nước dâng kín hang khiến dế bị ngạt mà chui lên khỏi mặt đất. Và chú dế xấu số sẽ bị tóm gọn.
Nếu đổ dế vui một thì chọi dế vui mười. Dế chọi thường không phải dế mèn mà là loại dế nhỏ hơn, thân đen hoặc nâu thẫm, và phải là dế đực. Những chú dế chọi này sẽ được chăm sóc đặc biệt trong “lồng”, có thể được làm khá cầu kỳ bằng tre, nhưng cũng có khi chỉ là một chiếc hộp bỏ đi. Khi giáp mặt với nhau, hai chú dế sẽ có một khoảng thời gian để thăm dò đối thủ. Sau đó chúng sẽ lao vào đánh nhau dữ dội bằng cặp hàm và đôi càng có nhiều gai sắc nhọn.
Kiến chọi
Bên cạnh chọi dế, chọi kiến cũng là trò chơi rất đọc đáo. Những chú kiến dùng để chọi phải là loài kiến đen to, lớn hơn cả một hạt gạo nếp. Có thể tìm bắt khi chúng đang bò dưới các thân cây cỏ, hoặc “câu” bằng lá cỏ mật, thức ăn ưa thích của chúng. Để câu kiến, chỉ việc chọc lá cỏ xuống lỗ tổ kiến, sau một lúc kiến sẽ gặm chặt lá cỏ và bị lôi ra…
Ảnh mình họa (internet)
Thông thường có hai cách để kiến chọi nhau, đó là cấu cái ngòi ở đuôi, hoặc nhổ râu kiến. Có lẽ do quá đau đớn mà khi bị dí vào nhau, những chú kiến sẽ ôm nhau và đánh nhau nhừ tử. Những cuộc đấu của loài kiến có khi kéo dài cả buổi.
Nhện
Con nhện nhà to đùng, thường ẩn náu ở các góc tối trong nhà như chạn bếp, gầm giường, gầm tủ… Đôi khi có thể bắt gặp những con nhện mang dưới bụng một buồng trứng Không thấy con vật này chăng tơ như các loài nhện khác. Chúng thường chạy rất nhanh mỗi khi cảm thấy nguy hiểm.
Nhện nhà. Ảnh: Internet.
Nhện nhà không phải là một “vật cưng” ưa thích của trẻ con vì trông chúng khá đáng sợ, lại cắn rất đau. Tuy vậy, không ít cậu bé hiếu động vẫn bắt những con vật này làm “nô lệ”.
Theo quan niệm dân gian, nhện có thể chữa được tật đái dầm của trẻ em. Vì vậy mà không ít đứa trẻ đã có dịp “nếm” thử loài vật 8 chân này.
Ở trong nhà còn một loài nhện khác nhỏ xíu, thường chăng tơ trên trần nhà. Loài nhện này có những đôi chân mong manh, rất dễ bị rụng.
Sâu róm
Sâu róm. Ảnh: Internet.
Sâu róm là ấu trùng của bướm. Dù có rất nhiều loại khác nhau như sâu ổi, sâu roi… nhưng điểm chung giữa chúng là có vẻ ngoài lông lá trông cực kỳ ghớm ghiếc. Không chỉ vậy, chúng còn có thể gây ngứa ngáy cho những ai lỡ chạm vào. Vì vậy, sâu róm trở thành một thứ lý tưởng để đem di doạ bọn con gái.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.