Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Nhiều đàn Voọc ngũ sắc mới xuất hiện tại Vườn Quốc gia Bạch Mã
(20:07:40 PM 05/03/2019)Theo ông Phan Doãn Vọng, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Bạch Mã, được mệnh danh là “nữ hoàng linh trưởng”, Voọc chà vá chân nâu hay còn gọi là Voọc ngũ sắc hiện tại ở Vườn Quốc gia Bạch Mã đang tăng lên. Có tổng cộng 6 đàn Voọc tại đây.
Trong đó có 3 đàn có từ 6 đến 8 cá thể/đàn, 1 đàn từ 12 đến 15 cá thể, và 2 đàn từ 18 đến 20 cá thể/đàn. Các đàn Voọc này tập trung ở khu vực trên đỉnh Bạch Mã là 4 đàn, dưới kilomet 12-14 là 2 đàn. Tổng cộng 6 đàn Voọc ở Vườn Quốc gia Bạch Mã có tổng số lượng từ 66 đến 79 cá thể Voọc.
1 đàn Voọc ngũ sắc nhiều cá thể tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (ảnh: Phan Doãn Vọng)
“Những đàn Voọc này nhiều hơn hồi trước rất nhiều. Nguyên nhân là do công tác tuần tra kiểm soát quản lý bảo vệ rừng của kiểm lâm chúng tôi được tăng cường. Bên cạnh đó là việc nắm bắt thông tin để ngăn chặn kịp thời các vụ bắt thú rừng quý hiếm được đẩy mạnh. Nhờ đó không những các đàn Voọc mà các thú rừng khác số lượng ngày càng tăng” – ông Vọng cho biết.
Cũng theo ông Trương Cảm, “chuyên gia” giả tiếng chim chóc và động vật tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, mới đây ông và các đoàn khách du lịch đã nhiều lần thấy các đàn Voọc rất dạn dĩ, chuyền cành và đứng nhìn người mà không sợ sệt, khu vực nhìn thấy nhiều ở tại đoạn giữa Bưu điện Bạch Mã và khách sạn Morin bỏ hoang. Du khách rất thích chụp ảnh các bầy Voọc ngũ sắc vì màu sắc đẹp sặc sỡ của chúng.
Voọc ngũ sắc với đặc trưng bộ lông 5 màu. Chính nhờ vẻ đẹp khác thường, loài động vật này được Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng. Loài này thuộc danh mục nhóm IIB – mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam.
Có thân hình thon nhỏ, Voọc ngũ sắc nặng khoảng 8-13,5kg; lưng và phía trước thân màu xám, phần trên của chân có màu đen, phần dưới của chân có màu đỏ; phần dưới tay màu trắng, mặt có màu kem xung quanh mồm có viền trắng, có “râu” cằm dài màu trắng; trán màu xám đen, đuôi trắng. Voọc ngũ sắc sống thành bầy đàn do 1 con đực to khỏe nhất dẫn đầu. Khi rừng bị tàn phá, số lượng Voọc trong 1 đàn thường giảm chỉ còn 4-6 con.
Tại Việt Nam, Voọc ngũ sắc sống chủ yếu tại vùng sinh thái Trung Trường Sơn bao gồm các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Thuận. Loài này thường sống trong rừng già, rừng nguyên sinh trên núi cao, nhưng có thể kiếm ăn cả ở rừng thứ sinh, rừng hỗn giao, nương rẫy. Thức ăn ưa thích của chúng là các loại lá cây.
Hiện ở rừng phòng hộ Bắc Hải Vân ở Thừa Thiên Huế có khoảng 80 cá thể Voọc ngũ sắc đang sinh sống.
Gia đình nhà Voọc ngũ sắc
1 chú Voọc thiếu niên
Voọc cha
Đàn Voọc đang vui đùa trên cây nhìn thấy người chớp ảnh liền hướng ánh mắt về nhìn
Cha con nhà Voọc
Chuyền cành
Bộ lông 5 màu rất đẹp
Và cái đuôi trắng đặc trưng
Trên đỉnh Bạch Mã có nhiều đàn Voọc đến sinh sống, và ngày càng phát triển về số lượng
Mùa xuân này nhiều đàn Voọc hơn, báo hiệu môi sinh rất tốt tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế
1 chú Voọc đang ăn lá cây rừng
Voọc cha cúi người bứt lá cho mẹ và con ăn
Phút suy tư
Nguồn lá rừng nguyên sinh dồi dào là thức ăn tuyệt vời cho Voọc
Voọc đang đùa giỡn và la hét
Đoạn giữa Bưu điện Bạch Mã và Khách sạn Morin bỏ hoang xuất hiện nhiều đàn Voọc được khách du lịch nhìn thấy và chụp ảnh
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.