Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Nhện khổng lồ ở Hà Tĩnh là nhện độc
(21:43:18 PM 06/06/2012)>>Hà Tĩnh: Phát hiện nhện “khủng”
Ông Lê Bá Hạnh, Phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, trong quá trình phát quang bụi rậm tại thành lũy đá cổ khu vực núi Trầm Hương, thuộc rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh, một số người dân ở thôn Lạc Thắng, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh phát hiện một con nhện lớn. Nhóm khoa học đã ghi lại hình của nó.
Con nhện phát hiện ở Hà Tĩnh. Ảnh: Lê Bá Hạnh. |
Chiều dài thân của con nhện khoảng 6 cm, rộng 3 cm, trọng lượng 6 gram, miệng rộng có hai răng cửa lớn, kích thước răng dài 10 mm.
Ở phía trên phần lưng con nhện có màu xám đậm, lông nhọn tua tủa, dưới bụng màu đen tuyền, có 10 chân, mỗi chân 5 đốt.
Theo tiến sĩ Phạm Đình Sắc, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, con nhện nói trên thuộc họ nhện Theraphosidae, còn gọi là nhện lông, một trong những họ lớn của bộ nhện Araneae, với 883 loài thuộc 11 giống đã được ghi nhận trên thế giới.
Về tên loài, tiến sĩ Sắc cho biết, cần phải có mẫu mới xác định chính xác loài này.
Họ nhện Theraphosidae có kích thước cơ thể dài 1,3-9,0 cm, có nhiều lông bao phủ. Có hai loài nhện độc đã tìm thấy thuộc họ này, một loài phân bố ở Australia và một loài ở Trung Quốc.
Phần bụng của con nhện. Ảnh: Lê Bá Hạnh. |
Tại Việt Nam, nhóm nhà khoa học nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật từng phát hiện loài Ornithoctonus huwena thuộc họ nhện Theraphosidae ở Lạng Sơn năm 2001 và 2003, Vĩnh Phúc năm 2005.
"Nọc của nó rất độc, gây nguy hiểm cho người và gia súc, nhưng có thể sử dụng trong y dược để làm thuốc", tiến sĩ Sắc nói.
Ông Sắc cho biết thêm, ở Trung Quốc, nhiều người gọi loài nhện Ornithoctonus huwena là nhện săn chim hay nhện hổ đất, vì khác với nhện thông thường, nó rất hung hãn và có nọc độc. Nó sẵn sàng tấn công người và động vật lớn nếu bị đe dọa.
Ý kiến bạn đọc về: Nhện khổng lồ ở Hà Tĩnh là nhện độc
-
Hà An (08:44:47 AM 07/06/2012)Tiêu đề
HIx! gúm quá......
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.