Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ ba, 03/12/2024, 17:28:26 PM (GMT+7)
Nhân ngày Trứng Thế Giới: Hãy tiêu thụ có trách nhiệm và cân nhắc yếu tố phúc lợi động vật
(12:17:49 PM 11/10/2019)(Tin Môi Trường) - Hôm nay, Thứ Sáu ngày 11 tháng 10 là Ngày Trứng Thế Giới. HSI, một trong những tổ chức bảo vệ động vật lớn nhất thế giới, gửi thông điệp đến người tiêu dùng về thực trạng mô hình sản xuất trứng tại Việt Nam và trên toàn cầu - và đồng thời đưa ra những khuyến cáo mà người tiêu dùng có thể giúp cải thiện phúc lợi cho hàng triệu con gà mái.
>> Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước >> Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít >> Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn >> Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt >> Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
Trên thế giới, hơn 7 tỷ gà mái được nuôi mỗi năm đẻ trứng để làm thực phẩm cho con người và đa phần nuôi theo hình thức công nghiệp trong những chiếc lồng chật hẹp. Chúng không thể sải cánh hoặc di chuyển. Diện tích ở cho mỗi con gà mái nuôi theo hình thức này nhỏ hơn một tờ giấy A4, vì vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của gà mái, và tất nhiên gây nên những phát triển bất thường như cấu trúc xương do không thể vận động, bị căng thẳng và đau khổ do không thể thực hiện được các hành vi tự nhiên.
Gà mái là loài động vật đa cảm, thông minh và thích tương tác với xã hội. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng gà mái có thể đếm; dự đoán tương lai, từ đó ảnh hưởng đến việc ra quyết định của gà mái; chúng đồng cảm với gà con; và thích các hoạt động xã hội như tắm bụi.
Bà Lê Thị Hằng, Phụ trách Tiếp cận Doanh nghiệp và Người chăn nuôi tại Việt Nam cho biết ”Trong tự nhiên, gà dành cả ngày để cào và mổ đất tìm kiếm thức ăn. Gà tắm bụi để giữ cho lông của chúng sạch và khỏe mạnh. Gà mái tìm những nơi khác nhau để đẻ trứng và ban đêm, chúng ngủ trên cành cây để tránh những loài săn mồi. Trong những mô hình lồng nuôi chật hẹp, gà mái không thể thể hiện được bất kỳ một hành vi tự nhiên nào vừa nhắc đến".
Một số quốc gia đã ban hành luật để cấm hoàn toàn hoặc một phần nuôi theo mô hình nuôi gà mái đẻ trứng trong những chiếc lồng chật hẹp, bao gồm Liên minh châu Âu, Bhutan, Ấn Độ và New Zealand. Tại Hoa Kỳ, một số tiểu bang, như California và Washington, cũng đã thông qua các lệnh cấm này.
"Thật vậy trong những năm gần đây, mối lo ngại về mô hình nuôi nhốt trong những chuồng lồng chật hẹp ngày càng tăng, vì vậy các công ty, chính phủ, trường đại học và tổ chức phát triển đã thực hiện các giải pháp thay thế, và ban hành các văn bản hướng dẫn để đem lại điều kiện phúc lợi tốt hơn cho vật nuôi. Đơn cử tại Việt Nam, lần đầu tiên Bộ luật chăn nuôi năm 2018 ban hành một số điều khoản về Đối xử nhân đạo vật nuôi”. Bà Hằng chia sẻ.
Một số lựa chọn, mô hình nuôi thay thế để đảm bảo phúc lợi động vật cho gà mái đã có sẵn ở thị trường Việt Nam và trên thế giới. Đầu tiên phải kể đến những mô hình sản xuất không lồng, nơi gà mái vẫn nuôi theo mô hình chuồng kín và có ổ để đẻ trứng, có cành cây/sào đậu trên cao nơi chúng có thể nghỉ ngơi, mổ, tắm bụi và đủ không gian để đi bộ, sải cánh và bay. Ngoài ra, mô hình gà mái đẻ trứng thả vườn đảm bảo cho gà mái có thể tự do di chuyển ra bên ngoài để chúng có thể vận động, tắm nắng và tăng cường sự tương tác với các yếu tố môi trường.
Tại Việt Nam cũng như một số nước Đông Nam Á khác trứng gà nuôi theo mô hình không lồng có phúc lợi động vật đã được bán tại các siêu thị và có rất nhiều doanh nghiệp, chuỗi khách sạn đã cam kết đến năm 2020, 2022 hoặc muộn nhất năm 2028 chỉ sử dụng trứng gà nuôi không lồng. Các tập đoàn này bao gồm chuỗi khách sạn AccorHotels (Novotel, Pullman….), Marriott, Unilever, McDonald's, và rất nhiều các doanh nghiệp, chuỗi cung ứng thực phẩm khác.
HSI hiện tại đang hợp tác hỗ trợ các tập đoàn kinh doanh thực phẩm cũng như các chuỗi khách sạn nhà hàng áp dụng và thực hiện các chính sách phúc lợi động vật này. Song song đó, chúng tôi hỗ trợ kỹ thuật cho người chăn nuôi trong quá trình chuyển đổi sang mô hình nuôi không lồng. Quá trình chuyển đổi và hướng đến các hệ thống có phúc lợi động vật sẽ được tiếp tục và nhanh hơn nếu người tiêu dùng nói “Không với trứng nuôi theo hình thức lồng nhốt và nếu mua, hãy mua trứng có phúc lợi”.
NHẬT VIÊN
Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhân ngày Trứng Thế Giới: Hãy tiêu thụ có trách nhiệm và cân nhắc yếu tố phúc lợi động vật
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
(Tin Môi Trường) - Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận ‘Cây di sản’ cho 24 cây trong vườn, nâng tổng số cây được công nhận là di sản tại Côn Đảo lên con số 105.