Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ ba, 03/12/2024, 17:32:56 PM (GMT+7)
Ngôi nhà chung của gần 200 con gấu ở Việt Nam
(20:56:07 PM 18/07/2019)(Tin Môi Trường) - Từng bị nuôi nhốt để lấy mật, làm cảnh, nay gần 200 con gấu chó và ngựa được hưởng thụ cuộc sống bán tự do tại Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam (Vĩnh Phúc).
>> Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi >> Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 >> Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk >> 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" >> Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam rộng 12 hecta, nằm ở thung lũng Chắt Dậu, Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Lớn nhất Đông Nam Á, đạt tiêu chuẩn quốc tế, trung tâm đang chăm sóc trọn đời gần 200 con gấu từng bị nuôi nhốt, là tang vật của các vụ án, hoặc gấu không gắn chip.
Khi mới về trung tâm, gấu được đưa vào khu cách ly, theo dõi trong 45 ngày, sau đó khám sức khỏe chi tiết từ răng, miệng, chân, móng, chụp XQuang, nội soi mật... để nắm rõ tình trạng sức khỏe. Hai năm một lần từng cá thể gấu đang sống trong khu bán hoang dã sẽ được khám lại.
Hàng ngày, nhân viên chia nhỏ thức ăn cho gấu. Trung tâm có gần 100 nhân viên và các chuyên gia nước ngoài tham gia chăm sóc gấu.
"Gấu được cho ăn một ngày ba bữa, hai bữa ngoài trời và một bữa trong nhà trước khi đi ngủ. Thức ăn chính chia theo ngày, ngoài hoa quả còn có đồ ăn khô, sữa...", anh Hoàng Văn Chiến, nhân viên quản lý cho biết.
Khu vui chơi của gấu được cắt cỏ thường xuyên để thuận tiện cho việc di chuyển, chạy nhảy cũng như tìm kiếm thức ăn mà nhân viên giấu trong những đám cỏ, trên cây và các mô tự tạo.
Sau 8h, toàn bộ cửa chuồng được đóng lại, nhân viên đấu nối đường điện quanh chuồng. "Cường độ dòng điện lắp đặt quanh hàng rào của khu bán hoang dã từ 5A. Khi gấu chạm vào sẽ tự động lùi lại, nhiều lần như vậy chúng sẽ nhận biết được không tiến sát phá rào", anh Chiến nói.
Khi mở cửa chuồng, nhân viên rung chuông để gấu ra khu bán hoang dã tìm kiếm thức ăn và vui chơi.
Mỗi nhà gấu rộng 2.500-3.000 m2, là nơi sinh sống của 20 con gấu. Trong môi trường bán hoang dã này, gấu sống thành nhóm nhỏ. Khi một con có biểu hiện không hòa hợp trong một môi trường sẽ được tách ra và chuyển sang khu khác.
Khu bán hoang dã là nơi gấu có thể học lại những tập tính tự nhiên, tự do vui chơi, leo trèo, tìm kiếm thức ăn, vận động tương tác với con gấu khác và nghỉ ngơi tránh mưa nắng trong các nhà kiên cố.
Số gấu ở đây chủ yếu là gấu ngựa và gấu chó. Gấu ngựa có thể trên 2 m, nặng 200 kg, là đối tượng chính của nạn nuôi gấu lấy mật.
Gấu chó nặng 60-90 kg, cao hơn 1m, thường bị nuôi làm cảnh. Gấu từng nuôi nhốt thường không có khả năng tự kiếm ăn. Môi trường rừng núi hiện tại không đảm bảo để gấu có thể tồn tại ngoài tự nhiên nên hầu hết sẽ được nuôi tới cuối đời.
Tại Việt Nam, còn hơn 600 con gấu đang bị nuôi nhốt.
Ngọc Thành (VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
(Tin Môi Trường) - Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận ‘Cây di sản’ cho 24 cây trong vườn, nâng tổng số cây được công nhận là di sản tại Côn Đảo lên con số 105.