»

Thứ ba, 21/01/2025, 01:29:45 AM (GMT+7)

"Nghề" tàn sát chim trời "ăn vào máu"

(15:28:06 PM 04/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Nói đến nghề vót nhạ, tạc tượng cò giả ai cũng biết đó là "nghề sát sinh" chim muông. Ở các tỉnh miền Trung, gặp dân đánh chim nào cũng nói rằng nghề này đã ngấm vào máu thịt, cứ đến mùa mưa khó thể từ bỏ được.

Khi những cơn mưa sa đầu tháng 8 ập về, hồ Cựa ở xã Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bỗng biến thành một cái bẫy khổng lồ chầu chực sẵn để nhốt từng đàn chim trời bay từ ngoài biển khơi vào. Từng đàn cò giả đậu trắng hồ khiến bầy chim nào bay qua khó gượng được lòng kết bạn. Dưới mặt đất, hàng vạn que tre vót nhẵn một đầu dính nhạ (một loại nhựa cây rừng dẻo, dính) mọc lên tua tủa.

 

Mê sát chim trời

 

Sau một hồi lân la chúng tôi làm quen được dân đánh chim ở hồ Cựa. Phần đa họ đến từ xã Thạch Trị - làng đi "bẫy chim trời" có tiếng ở vùng biển ngang Hà Tĩnh. Hồ Cựa rộng khoảng 3ha, cứ đến mùa mưa từng đàn chim trơi bay đến trú ngụ và tìm thức ăn. Để có được một "trận địa" đắc ý, dân đánh chim phải chi đến vài triệu đồng cho chủ hồ, chưa kể đến quà cáp bằng sản phẩm đánh bắt được.

 

`Nghề`[-]tàn[-]sát[-]chim[-]trời[-]`ăn[-]vào[-]máu`

Từ đầu màu đến nay trận địa bẫy của ông Vân hạ được hàng nghìn con chim trời

 

Năm nào người ta cũng thấy ông Vân đến thuê bờ hồ đặt bẫy. Cách bày trận đánh chim của ông rất quái. Những bụi cây mọc bên bờ hồ được ông bối lại và cắm nhạ ẩn bên những nhành cây, chim trời khó mà phát hiện bẫy. Đàn cò giả được ông dàn hàng ngang đứng nghó nghiêng tìm mồi rất sinh động.

 

Ông Vân không ngần ngại ngâm mình dưới nước hồ lạnh buốt để gài bẫy trên những đám bèo lục bình. Sau khi bố trí "trận địa" đâu vào đó ông Vân cùng con trai tên Thanh núp dưới một cái chòi dã chiến bằng lá cây và quan sát. Cứ nhìn thấy đàn chim bay qua Thanh bóp chặt môi dưới, rít gió vào thật mạnh thì từ miệng phát ra những âm thanh trong veo nghe như tiếng chim hẻo (loài chim săn mồi) hót. Dân bẫy chim cho đây là vũ khí lợi hại, khiến cho những đàn chim đang bay khi nghe tiếng chim săn mồi giả liền liệng xuống đậu.

 

Tranh thủ chưa có đàn chim trời nào bay đến ông Vân ngồi nói về cuộc đời mình tàn sát không biết bao chim chóc. Ông Vân thú nhận rằng nghề đánh chim trời chỉ là thú vui chơi "chim trời cá nước" có từ xưa, không thể giàu có được. Cuộc sống gia đình ông không thể khấm khá lên nhờ vào nghề đi đánh chim trời. Sau mùa màng, đồng ruộng phủ một màu nước bạc trắng xóa, người dân quê như ông Vân lâm vào cảnh nhàn hạ, lại rủ nhau đi đặt bẫy đánh chim trời với hy vọng cải thiện cuộc sống.

 

`Nghề`[-]tàn[-]sát[-]chim[-]trời[-]`ăn[-]vào[-]máu`

Hai cha con ông Vân ngâm mình dưới nước tóm những con chim trời trúng bẫy.

 

Ông Vân cho hay, nghề đánh chim trời "khó hiểu lắm", chỉ đi đánh một lần về là nghiện. Mưa bão thế nào cũng đi đặt bẫy. Có ngày đi đánh chim, cả ngày ông ngâm với nước mưa về ốm liệt giường, vậy mà vài ngày sau người khỏe mạnh lại đi... Ngày nào hai cha con ông Vân đánh được vài, ba trăm con chim trời còn có bán cho lái buôn lấy tiền mua nhạ về đặt bẫy, mua đồ ăn, thức uống qua ngày là hết sạch, không dư một đồng. Ngày nào xui xẻo, đánh được ít hơn thì mang về nhà làm thịt, làm đồ nhắm lai rai và kho với cà mặn cho gia đình dùng bữa.

 

Nói về đứa con trai đang nối nghiệp mình, ông Vân có nét mặt phảng phất buồn. Vừa học xong cấp III, Thanh đã "say" với những con chim trời, không để ý gì chuyện đi học nghề làm vốn lận lưng sau này. Ngồi trong chòi dã chiến, chúng tôi không thể đoán ra đàn chim li ti đang bay từ xa, vậy mà Thanh khẳng định đó là đàn chim cưởi. Thanh nhanh nhảu nắm lấy sợi dây giật lia lịa, ba con chim mồi thi nhau vỗ cánh phành phạch. Thấy chim bay gần đến Thanh huýt tiếng chim hẻo vang véo vắt khiến cả đàn liệng xuống. Gặp phải cơn gió chướng đàn cò bỏ cánh đậu trên cây. Thành gãi đầu, thẩn thơ nhìn đàn chim. "Thằng Thanh mê đánh chim lắm. Hồi đi học, cứ ngày nghỉ nó theo tui đi đặt bẫy. Hình như nó nghiện hơn tôi rồi thì phải", ông Vân bần thần nhìn con đang đánh bẫy chim.

 

Như ngấm vào máu thịt

 

Lão Tiến là một tay đánh chim có tiếng ở hồ Cựa. Đầu mùa lão bỏ ra hơn một triệu đồng thuê mặt bằng hồ để đặt bẫy. Lão cho biết, nghề giăng bẫy, đánh chim trời khó mà kể hết tội tình, có đi chùa chăng nữa không rửa sạch bàn tay dơ...

 

Năm tám tuổi lão biết theo ông nội đi đặt bẫy. Năm nay lão đến tuổi bảy mươi, có đến 50 năm đi đánh bắt chim trời. Lão kể rằng, 10 năm trong quân ngũ là khoảng thời gian lão "gác nghề đánh chim" nếu không cuộc đời lão gắn chặt với nghề bẫy chim. "Vót nhạ, đơm (đặt bẫy) chim thích thú lắm. Năm xuất ngũ, về đến nhà, đặt ba lô xuống đất tôi ngồi chẻ tre vót nhạ chuẩn bị cho mùa đơm chim. Đến tuổi này rồi mà tôi không thể bỏ được", lão tâm sự.

 

Đã đến tuổi tám mươi, hễ mưa gió lão Trứ gánh đàn cò giả đi hết ao hồ này, đến bãi cây sú, cây bần khác để bày "trận địa" dụ chim trời xuống bẫy. Lão Trứ không biết nghề này có từ đời nào, chỉ biết ngày xưa ông cha mình vót tre đánh chim thì nay lão và con trai cũng thế. Theo lão, nghề đặt bẫy chim không phải đơn giản như một số người nghĩ. Để đánh được từng đàn chim khi bay qua, người bẫy chim phải có kinh nghiệm, thậm chí có "ngón nghề" học của cha ông để lại.

 

`Nghề`[-]tàn[-]sát[-]chim[-]trời[-]`ăn[-]vào[-]máu`

Lão Trứ và hai con vạc mồi. Chi nghe tiếng ông, hai chú vạc này tác kêu gọi bạn xuống

 

Nghe tiếng chim vạc từ xa, lão Trứ vừa dùng tay nâng con vạc mồi, đồng thời chép miệng tắc! tắc! tắc!. Nghe hiệu của chủ nhân, con vạc nuôi ba năm tuổi vừa vỗ cánh, vừa kêu liền thanh: oác! toác! oác! oác... Nhận ra tiếng đồng loại ở dưới mặt đất, đàn vạc khoảng 50 con đang bay trên trời liền liệng cánh hai, ba vòng rồi cúp cánh đậu. Con bị que nhạ dính dẫy dụa nằm lại, con không dính nhạ vỗ cánh bay vụt lên trời mất tăm. Trận đánh này chỉ được năm con vạc, lão Trứ đánh tiếng: "Đàn vạc bỏ cánh vào bẫy của mình rồi mà lại liệng sang bẫy người khác mới tiếc".

 

Lão Trứ cho biết, đánh cò, đánh cói không hay bằng đánh vạc. Người đánh vạc ăn thua nhau con vạc mồi. Ngày xưa, ông nội của lão có con vạc mồi mà người ta đưa con trâu kéo đến mà không đổi. "Ông tôi có con vạc hay đến nỗi khi thả bay lên trời là nó dẫn được một đàn vạc về đậu vào bẫy. Khi vạc chết ông tôi sầu một năm rồi bỏ nghề bẫy chim", lão Trứ nhớ lại.

 

Lão Trứ tự nhận tay nghề đánh chim trời của lão còn kém xa so với ông nội mình. Niềm đam mê "nghề bẫy chim trời" đối với lão không thua một ai ở xã Thạch Trị. Còn hai ngày nữa là đám cưới con trai nhưng lão vẫn ngồi lỳ ở bờ hồ chờ từng bầy chim trời bay đến để dụ xuống đánh. Dưới bàn tay thô ráp, chai sạn của lão sẽ không biết bao nhiêu con chim trời nữa bỏ mạng.

 

Nhan nhản chợ chim trời

 

Mùa này đến các quán hàng ven TP Hà Tĩnh hỏi món thịt chim rang sả ớt, xáo măng, rang muối, quay dòn... đều có. Để có được những mọn nhậu từ chim, các nhà hàng đều thu mua ở những điểm đánh chim như Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Văn, Kỳ Thịnh... Giá gốc một cặp chim cò, chim vạc dao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Khi khách gọi ra một đĩa thịt chim, chủ nhà hàng lấy không dưới 300.000 đồng.

`Nghề`[-]tàn[-]sát[-]chim[-]trời[-]`ăn[-]vào[-]máu`

Thanh và những con chim trời bị sa bẫy

 

Các chợ quê như Thạch Kim, An Lộc, Thạch Văn... cũng bán đầy rẫy chim cò, chim vạc sống. Thậm chí các khu chợ cóc quanh TP Hà Tĩnh xuất hiện rất nhiều người bưng từng thúng chim thui vàng bán. Giá một con chim đắt hơn các chợ quê từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng. Cảnh tận diệt chim trời dường như đã quá quen với người dân nơi đây, không ai mảy may động lòng. 

(Nguồn: Infonet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Nghề" tàn sát chim trời "ăn vào máu"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI