»

Chủ nhật, 19/01/2025, 07:15:53 AM (GMT+7)

Ngắm 9 loài côn trùng kỳ lạ nhất hành tinh Tin ảnh

(11:32:04 AM 21/12/2014)
(Tin Môi Trường) - Nước bọt của loài bọ nước có khả năng hóa lỏng các mô cơ, vết cắn của chúng được xem là một trong những vết cắn đau đớn và độc nhất của các loài côn trùng, đó là 1 trong 9 loài côn trùng kỳ lạ nhất hành tinh đang có

Ngắm[-]9[-]loài[-]côn[-]trùng[-]kỳ[-]lạ[-]nhất[-]hành[-]tinh
1. Bọ ngựa hoa mặt quỷ  (Idolomantis Diabolica), là một loài bọ ngựa quý hiếm với hình dáng rất đẹp và kích thước lớn. Chúng mang biệt danh “vua của các loài bọ ngựa” và có khả năng giả dạng các loài hoa.
Ngắm[-]9[-]loài[-]côn[-]trùng[-]kỳ[-]lạ[-]nhất[-]hành[-]tinh
2. Chuồn chuồn kim, Ischnura heterosticta thuộc bộ Odonata, có thân hình thon dài với cặp mắt đa diện rất lớn. Với cặp cánh rất rộng và chắc chắn, chúng thường bay nối đuôi nhau vào mùa giao phối. Đây là loài côn trùng mang lại nhiều cảm hứng nghệ thuật cho con người.
Ngắm[-]9[-]loài[-]côn[-]trùng[-]kỳ[-]lạ[-]nhất[-]hành[-]tinh
3. Bọ ngựa Phong lan (Hymenopus coronatu), hay bọ ngựa Orchid, phân bố ở Malaysia và Indonesia. Màu sắc của chúng giống như hoa phong lan nên chúng thường ngụy trang trong cây phong lan để săn bắt mồi.
Ngắm[-]9[-]loài[-]côn[-]trùng[-]kỳ[-]lạ[-]nhất[-]hành[-]tinh

4. Bọ nước khổng lồ (Belostomatidae) là một loài côn trùng thuộc Họ Chân bơi. Chúng thường nằm bất động dưới nước và chăm chú theo dõi con mồi. Sau khi con mồi tới gần, chúng tấn công bằng cách tiêm nước bọt và hút chất lỏng từ con mồi. Nước bọt của chúng có thể hóa lỏng mô cơ. Chúng gây nên những vết cắn độc và đau đớn nhất trong số các loài côn trùng.

Ngắm[-]9[-]loài[-]côn[-]trùng[-]kỳ[-]lạ[-]nhất[-]hành[-]tinh

5. Sâu bướm Lymantrid (Calliteara pudibunda), là một loài rất phổ biến ở Đan Mạch. Chúng có màu xám nhạt, hoạt động suốt tháng 6. Mỗi con cái có thể đẻ 300-400 trứng. Khi sâu bướm còn nhỏ, hình dáng của chúng đáng sợ vì chúng có nhiều lông. Vào cuối mùa thu, sâu bướm phát triển đầy đủ với chiều dài có thể lên tới 5 cm.

Ngắm[-]9[-]loài[-]côn[-]trùng[-]kỳ[-]lạ[-]nhất[-]hành[-]tinh

6. Là một loài bướm đêm lớn nhất ở Bắc Mỹ, bướm Cecropia, hay bướm Rolin, là loài thuộc nhóm Bướm lụa khổng lồ. Chiều dài sải cánh của chúng lên tới 16 cm. Chúng thường bay vào ban đêm và chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn ngủi.
Ngắm[-]9[-]loài[-]côn[-]trùng[-]kỳ[-]lạ[-]nhất[-]hành[-]tinh
7. Tằm Calleta (Eupackardia calleta), là một loài có màu sắc đa dạng, bắt mắt. Tuy nhiên, thân chúng chứa nhiều gai nhọn. Chúng phân bố tại Mexico, Guateala và vùng cực nam của Mỹ.

Ngắm[-]9[-]loài[-]côn[-]trùng[-]kỳ[-]lạ[-]nhất[-]hành[-]tinh
8. Bướm báo đốm ( Hypercompe scribonia), là một loài bướm đêm thuộc họ Arctiiade. Điểm đặc trưng của chúng là những đốm đen tròn trên cơ thể giống như loài báo đốm để cảnh báo kẻ thù.
Ngắm[-]9[-]loài[-]côn[-]trùng[-]kỳ[-]lạ[-]nhất[-]hành[-]tinh

9. Bọ cánh cứng tê giác ( Hercules Beetle) sống ở Nam Mỹ. Chiều dài cơ thể chúng có thể lên đến 15 cm ( tính cả phần sừng). Nhờ sở hữu lớp vỏ rất cứng nên chúng có thể mang một vật nặng gấp 850 lần so với trọng lượng cơ thể. Chúng khá hiền và chỉ ăn thực vật. Thỉnh thoảng con đực đánh nhau với con cái để giao phối.

ND (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngắm 9 loài côn trùng kỳ lạ nhất hành tinh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI