Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Ngắm “suối cá thần” đầu Xuân
(08:59:35 AM 24/01/2012)Từ lâu, người ta đã biết đến “suối cá thần” Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy. Những ngày đầu xuân, không chỉ người dân bản địa mà nhiều du khách chọn suối cá thần làm điểm du xuân đầu năm mới. Du khách ghé thăm suối cá thần sẽ được mãn nhãn khi ngắm nhìn từng đàn cá tung tăng bơi lượn.
Suối Cá thần Cẩm Lương, hay còn gọi là Mó Ngọc nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 90 km về phía Tây Bắc. Cá ở suối cá thần này có hàng nghìn con lớn, nhỏ, mỗi con cá có thể nặng từ 2 - 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg, gồm các loài: Cá dốc (tên khoa học: Spinibarbichthys denticulatus, thuộc bộ Cá chép, có tên trong Sách đỏ Việt Nam), cá chài, cá mại.
Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng... Vào mùa nước cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu khoảng 20 - 40 cm, nước quanh năm trong vắt. Cá rất dễ gần, về mùa nước cạn, có thể đưa tay sờ được cá.
Quanh khu vực suối cá thần Cẩm Lương hiện đang còn giữ được hệ thống rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương.
Tương truyền, cá ở đây linh thiêng nên mọi người chỉ đến chiêm ngưỡng và cầu may, không ai đánh bắt. Theo niềm tin của người dân trong vùng, đây là giống cá thần. Sự sung túc của đàn cá sẽ đem lại sự bình yên no ấm cho cuộc sống của bà con dân tộc Mường nơi đây...
Đến đây, không chỉ được ngắm đàn cá, du khách còn được tham quan hang cá, ăn các đặc sản miền quê nơi đây như cơm lam, ngô nướng... và không quên mua về những món quà lưu niệm mang những nét đặc trưng của vùng đất nơi đây và cầu cho năm mới nhiều may mắn, tài lộc.
Ngoài suối Cá thần Cẩm Lương, trên địa bàn huyện Cẩm Thủy còn có suối cá thần Cẩm Liên, ở Suối Đóng hay Mó Đóng, thuộc địa phận thôn Rùng, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thuỷ, cách thị trấn Cẩm Thuỷ 15 km về phía Tây. Suối Đóng và suối cá thần Cẩm Lương nằm ở hai bờ khác nhau của Sông Mã. Nước ở mó Đóng là nguồn nước chảy ra ruộng để bà con bản địa cấy hái, nhưng cá không bao giờ bơi ra theo dòng nước.
Cá ở đây có hình thù mình tựa cá trắm, căng tròn ở phần giữa thân, vẩy như vẩy cá chép, lưng hơi sẫm, môi có màu phớt hồng, vây và đuôi có chấm đỏ rất bóng bẩy. Đây cũng là loài cá ở suối cá thần Cẩm Lương.
Mới đây, người ta còn phát hiện thêm một suối cá thần tại bản Chiềng Ban, xã Văn Nho, huyện Bá Thước - suối cá thần thứ ba được phát hiện tại Thanh Hoá. Khu vực này nằm trong lưu vực sông Âm, một nhánh của sông Chu.
Cá ở đây có nhiều kích cỡ, con lớn nặng khoảng từ 4 - 5 kg, con nhỏ khoảng 400g. Sau khi phát hiện ra suối cá này, người dân trong bản đã lập bàn thờ bên cạnh khu vực hang động nằm phía trên suối cá khoảng 10m để thờ thần cá. Được biết, dòng suối này vốn là nơi cung cấp nguồn nước chính cho sinh hoạt và sản xuất của bà con trong bản.
Từ những năm 1970, quân đội Việt Nam đã về xây dựng đập chắn nước thủy lợi. Do đó, loài “cá thần” còn tồn tại đến nay. Hàng ngày, người dân vẫn ra suối giặt giũ, rửa rau và mang thức ăn cho cá. Trong những năm đây, đàn cá nơi đây có dấu hiệu sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều.
Cá ở đây cũng tương tự như loài cá được phát hiện tại hai xã Cẩm Liên và Cẩm Lương của huyện Cẩm Thuỷ.
Những hình ảnh ghi lại tại suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy) và Văn Nho (Bá Thước):
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.