Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Mỹ và cuộc chiến giữa hai loài cú
(08:42:17 AM 01/03/2012)
![]() |
Loài cú lông đốm có mắt đen, lông màu sẫm với những đốm trắng trên đầu và cổ, những vằn trứng ở ngực. Ảnh: AP. |
Cú lông đốm (Strix occidentalis caurina) được Mỹ đưa vào danh sách những động vật cần được bảo vệ từ năm 1990. Ngay sau đó Nhà Trắng ban hành nhiều quy định nhằm hạn chế hoạt động khai thác gỗ trong những rừng quốc gia để bảo vệ cú lông đốm. Hàng loạt khu rừng có cú lông đốm, với tổng diện tích tới 4,5 triệu hecta, thuộc bang Washington, Oregon và California đã biến thành rừng cấm. Những quyết định đó vấp phải sự phản đối dữ dội của một bộ phận dân chúng. Tạp chí Time từng cáo buộc cú lông đốm đẩy vài chục nghìn người vào cảnh mất việc và mất đất.
Bất chấp những nỗ lực của chính phủ, số lượng cú lông đốm vẫn tiếp tục giảm tới 40% trong 25 năm qua, AP cho biết.
Các nhà bảo tồn khẳng định tình trạng thu hẹp của rừng và sự cạnh tranh của cú lông sọc là nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm số lượng của cú lông đốm. Với kích thước cơ thể lớn hơn cú lông đốm, cú lông sọc chiếm thế thượng phong trong cuộc cạnh tranh lãnh thổ với đối thủ.
Để ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của cú lông đốm, hôm 28/2 chính phủ Mỹ công bố hàng loạt biện pháp mới trong một bản dự thảo, như cho phép các công ty đốn bớt cây để ngăn chặn nguy cơ cháy rừng và cho phép người dân bắn cú lông sọc để giảm áp lực cạnh tranh đối với cú lông đốm.
![]() |
Cú lông sọc cũng có bộ lông màu nâu và sọc ở ngực, song không có đốm. Chiều dài cơ thể cú lông sọc từ 40 tới 63 cm, còn trọng lượng từ 500 tới hơn 1.000 g. Ảnh: pixdaus.com. |
Giới chức Mỹ mô tả bản dự thảo là biện pháp dựa trên cơ sở khoa học nhằm phục hồi sự đa dạng của môi trường hoang dã, đồng thời tạo ra thu nhập và việc làm cho các cộng đồng dân cư trong ba bang tiếp giáp khu rừng - gồm Washington, Oregon và California - từ hoạt động đốn gỗ.
Đây không phải lần đầu tiên chính phủ liên bang Mỹ cho phép giết một loài động vật để giúp một loài khác. Trong vài năm gần đây Washington cho phép người dân giết sư tử biển do chúng ăn quá nhiều cá hồi trong sông Columbia. Bộ Nông nghiệp Mỹ tiêu diệt vài nghìn động vật hoang dã mỗi năm để bảo vệ gia súc. Phần lớn đối tượng bị giết là động vật săn mồi - như chó sói đồng cỏ, gấu.
Giới chức thừa nhận ý tưởng giết cú lông sọc để cứu cú lông đốm có thể dẫn tới tình trạng khó xử về mặt đạo đức. Nhưng họ nói rằng một thử nghiệm trên đất của tư nhân cho thấy việc bắn bớt cú lông sọc mang đến nhiều kết quả đáng khích lệ. Cú lông đốm đã trở lại những khu vực mà chúng từng sống sau khi số lượng cú lông sọc giảm.
Giới bảo tồn tỏ ra lo ngại sau khi nghiên cứu dự thảo của chính phủ. Steve Holmer, chủ tịch tổ chức Bảo tồn chim Mỹ nói ông cảm thấy phấn khởi vì chính phủ tỏ ra thận trọng trong quyết định giết cú lông sọc, song không tán thành việc chính phủ cho phép đốn gỗ. Theo Holmer, lẽ ra chính phủ nên tiến hành một số nghiên cứu để xem hoạt động đốn gỗ mang tới lợi ích cho động vật hoang dã hay không.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) (18/02/2025)
- "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" (15/02/2025)
- SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố (15/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối hơn 300 năm, có chu vi thân hơn 3 mét, cao 7 mét trong khuôn viên đình chùa thôn Hảo Quan, xã Đồng Lạc, (thuộc huyện Nam Sách – Hải Dương) được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào chiều 16/2/2025.
.jpg)