»

Chủ nhật, 19/01/2025, 21:44:44 PM (GMT+7)

Mỹ nhức đầu vì ngựa hoang

(14:35:09 PM 11/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Mười bang miền Tây nước Mỹ đang “nuôi” hơn 40.000 con ngựa hoang với chi phí lên tới 77 triệu USD/năm

Năm 1971, nhà hoạt động vì quyền động vật Velma Johnston thuyết phục được quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật trả tự do cho ngựa hoang dã và lừa nhằm bảo vệ biểu tượng của miền Tây nước Mỹ vốn bị giết hại, đánh thuốc độc, lạm dụng tràn lan.

 

Gia tăng chóng mặt

 

Thế nhưng, hơn 4 thập kỷ sau, người phụ nữ được biết đến với tên gọi “Annie Ngựa hoang” chắc chắn không khỏi sốc khi nhận thấy kết quả của đạo luật trên. Số lượng ngựa hoang gia tăng chóng mặt đến mức các nhà chức trách bó tay không biết xử trí thế nào.

 

Ngựa[-]hoang[-]bị[-]thương[-]và[-]không[-]được[-]điều[-]trị[-]đàng[-]hoàng[-]sau[-]các[-]cuộc[-]càn[-]quétẢnh:[-]AP
Ngựa hoang bị thương và không được điều trị đàng hoàng sau các cuộc càn quét Ảnh: AP

 

Theo đạo luật nêu trên, chính phủ liên bang có trách nhiệm với hơn 40.000 con ngựa tại 10 bang phía Tây. Những con vật này phải đấu tranh sinh tồn với gia súc và nhiều loài động vật hoang dã khác trong khi nước uống và thức ăn ngày càng khan hiếm. Mọi nỗ lực giúp chúng tránh thai phần lớn đều thất bại.

 

Hiện Cục Quản lý đất đai liên bang (BLM), đơn vị quản lý ngựa hoang và lừa, đành để chúng rong ruổi trên các đồng cỏ vì bãi quây súc vật đang cạn dần. Một nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu quốc gia ước tính số lượng ngựa và lừa sẽ tăng đến 145.000 con vào năm 2020. Con số hiện thời, theo BLM, là khoảng 40.605 con.

 

Theo tờ The Washington Post, BLM đang chăm sóc 33.608 con ngựa trên đồng cỏ với chi phí 1,3 USD/con/ngày. Ngoài ra, 16.160 con ngựa và lừa khác được cho vào trong các bãi chăn thả có hàng rào bao quanh với chi phí cao gấp 4 lần.

 

Quan chức Joan Guilfoyle thuộc BLM dự đoán rằng việc nhốt ngựa và lừa trong các bãi chăn thả sẽ ngốn 64% khoản tiền 77 triệu USD mà quốc hội thông qua cho chương trình trong năm tài khóa 2014. “Mục tiêu dài hạn của chúng tôi là giảm chi phí này. Chúng tôi không có nhiều lựa chọn” - ông Joan Guilfoyle nói.

 

Chỉ trích chính phủ

 

BLM đang mời gọi bất cứ ai có ý tưởng kiềm chế sự gia tăng số lượng ngựa hoang và lừa. Trợ lý giám đốc phụ trách về kế hoạch và các nguồn lực thuộc BLM Ed Roberson kêu gọi: “Chúng tôi cần đến mọi sự trợ giúp”.

 

Tuy nhiên, những nhà hoạt động lại có suy nghĩ khác. Giám đốc điều hành của Tổ chức Bảo vệ ngựa hoang Anne Novak nói: “Thực tế, không hề có chuyện quá tải về số lượng ngựa hoang. Đó là vì bãi chăn thả bị giới hạn mà thôi”.

 

Hơn một nửa số ngựa hoang dã sinh sống ở bang Nevada. Ông Zach Allen, Giám đốc truyền thông của Cục Trang trại Nevada, cho rằng số lượng ngựa hoang quá nhiều cùng với hạn hán hoành hành phía Tây Nam bang đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu đất chăn thả.

 

BLM thỉnh thoảng lại bắt ngựa hoang đem đi “gửi” tại các đồng cỏ tư nhân hoặc các bãi chăn thả nếu nhận thấy chúng đe dọa nguồn thức ăn, nước hoặc môi trường tại một khu vực nào đó. Tuy nhiên, hành động này thường tạo ra cảnh tượng không hay là ngựa hoang tháo chạy hoảng loạn để trốn trực thăng.

 

Các nhà hoạt động tố cáo không ít con ngựa bị thương hoặc bị đối xử tệ trong các cuộc “bố ráp” nói trên. Trong khi đó, bà Novak dẫn nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Trường ĐH Princeton cho thấy rằng việc chăn thả động vật hoang dã bên cạnh gia súc sẽ khiến gia súc khỏe mạnh hơn, ngược với tuyên bố của ông Allen.

 

Ông Bruce Wagman - một luật sư ở bang California, đại diện cho nhiều nhóm bảo vệ động vật khắp nước Mỹ - cho rằng cách giải quyết của chính phủ vi phạm tinh thần của đạo luật năm 1971. Theo luật sư này, “thay vì bảo vệ ngựa hoang, các nhà chức trách đang làm điều ngược lại”.

Gia Hoà- NLĐ
Từ khóa liên quan: Mỹ, nhức đầu, , ngựa hoang
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mỹ nhức đầu vì ngựa hoang

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI