Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Múa “khêu gợi” giúp nhện đực tránh họa sát thân
(14:07:02 PM 23/01/2014)Nhện cái góa phụ đen có kích cỡ lớn hơn rất nhiều con đực
Ngay cả rắn cũng trở thành con mồi của nhện cái góa phụ đen
Nhện đực góa phụ đen phải rất cẩn thận với điệu nhảy của mình nếu không muốn trở thành món ăn cho bạn tình của mình - Ảnh: Sean McCann
Các nhà khoa học đã khám phá ra việc nhện đực “góa phụ đen” di chuyển cơ thể của mình theo một cách nào đó để cho con cái biết sự hiện diện của mình chứ không phải là …một bữa sáng.
Nhà côn trùng học Samantha Vibert đã chỉ ra: “khi lọt vào mạng nhện của con cái, con đực sẽ rung bụng lên xuống trong khi phần còn lại của cơ thể thì bất động”. Nhện cái “góa phụ đen” là loài phàm ăn khét tiếng, hầu như tất cả những thứ gì rơi vào ổ phục kích của nó đều trở thành một bữa ăn ngon lành. Vì vậy, điệu múa của con đực nhằm truyền một thông điệp khẩn cấp đến con cái “Xin đừng ăn thịt tôi, tôi đến đây để giáo phối”.
Loài nhện là một loài mù, chúng không hề có mắt, giác quan quan trọng nhất của chúng là dựa vào những rung động trên mạng nhện của mình từ đó có thể nhận biết được vị trí của con mồi. Vì vậy, bằng một cách rất riêng, nhện đực có cách thông báo thông qua rung động của mạng nhện để không bị nhầm lẫn là một con mồi tội nghiệp nào đó.
Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã nghiên cứu những rung động của một con nhện đực “góa phụ đen”, một con nhện đực thợ và một số những loài nhện khác. Kết quả cho thấy những rung động chuyền đi trên mạng nhện của từng loại nhện là khác nhau, loài “góa phụ đen” sẽ nhận ra nhau theo một rung động khác biệt không nhầm lẫn.
Những rung động của con đực “góa phụ đen” gửi đến con cái “góa phụ đen” đơn giản là một thông điệp giúp con cái trở nên hiền lành hơn. Tuy nhiên khi các nhà khoa học tăng khối lượng âm thanh rung động của con đực thì lập tức con cái sẽ trở nên hung hăng và lao vào tấn công con đực.
Điều này đã giải thích vì sao nhện đực luôn cố gắng giữ điệu nhảy “khêu gợi” của mình ở một mức vừa phải để tránh kích hoạt bản năng săn mồi của con cái. Thậm chí việc ngưng hẳn nhảy múa cũng là cách khôn ngoan hơn giúp con đực bảo toàn tính mạng.
Quả thật tình trường của loài nhện “góa phụ đen” là một trò chơi tử thần.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.