Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Lối sống kỳ lạ của loài nhện
(01:28:55 AM 23/12/2013)1. Nhện đực ăn thịt nhện cái
Thông thường nhện cái sẽ ăn nhện đực sau khi giao phối. Tuy nhiên, có khoảng 20% các cuộc giao phối của loài nhện Micaria sociabilis trong đó con đực thường nhuốt chửng con cái. Các con đực thường ăn những con cái đã già và tha cho những con trẻ có nhiều khả năng sinh sản hơn.
2. Nhện con ăn thịt nhện mẹ
Để đảm bảo cho khả năng sống sót của nhện con, những con nhện mẹ thuộc loài Amaurobius ferox sẽ hiến mạng để bầy con ăn thịt.
Một loài khác nhện khác có hành vi tương tự là Stegodyphus lineatus. Sau khi đẻ con, nhện mẹ nuôi con trong 2 tuần bằng chất lỏng dinh dưỡng. Khi bầy con lớn hơn và cần nhiều chất dinh dưỡng hơn, thức ăn lúc này của chúng là nhện mẹ.
3. Sống chung như gia đình
Loài nhện Amblypygi thích sống cùng nhau thành nhóm như một gia đình. Khi bị tách ra riêng rẽ, các con nhện sẽ tìm cách để quay về nhóm của chúng. Các thành viên trong gia đình nhện Amblypygi thường giành thời gian để vuốt ve nhau và có hành động công kích đối với các con nhện khác. Theo các nhà khoa học, lối sống này có thể giúp chúng tránh nguy cơ bị kẻ thù tấn công và cho phép nhện mẹ bảo vệ con.
4. Nhện đực bảo vệ con
Trong một số loài nhện, con đực sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ tổ khi con cái đẻ trứng. Nhiệm vụ của con đực sẽ là hạn chế sự xâm hại các loài kiến, xây tổ và dọn sạch nấm. Các nhà khoa học cho rằng những con nhện đực chịu trách nhiệm bảo vệ tổ sẽ có cơ hội sống sót cao hơn so với những con đực khác, bởi chúng có thể thoát khỏi kẻ thù từ chất nhầy mà con cái tiết ra.
5. Phân chia công việc hợp lý
Để sinh tồn trong tự nhiên, mhện Stegodyphus sarasinorum có cách tổ chức khu vực sinh sống thông qua hình thức giao việc cho các con nhện thành viên, tương xứng với đặc điểm tính cách riêng. Sau thí nghiệm kiểm tra và phân tích, các nhà khoa học nhận thấy những con nhện gan dạ và táo bạo hơn sẽ được giao nhiệm vụ kiểm tra con mồi bị dính bẫy trên mạng.
6. Thu hút bạn tình qua cử chỉ
Để gây ấn tượng và thu hút các đối tượng, con đực thuộc loài nhện sói thường tạo ra các cử động đặc biệt như giơ càng, giơ chân. Phương pháp này được thực hiện hiệu quả nhất ở những nơi rậm lá. Ngoài ra, chúng còn có thể sao chép hành vi giao phối của các con đực khác để tăng khả năng thành công.
7. Nhện khác loài sống cùng nhau
Rất hiếm khi các con nhện khác loài sống cùng với nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện hai loài nhện khác nhau bắt nguồn từ chi Chikunia có thể sống chung với nhau trong một tập thể. Chúng không kiếm ăn cùng nhau, cũng không thực hiện giao phối, mà mục đích của lối sống này là nhằm hỗ trợ nhau chăm sóc con cái.
8. Chia sẻ nơi kiếm mồi
Vào ban đêm, các con nhện Araneidae thường giăng mạng nhện để bắt côn trùng. Nếu một con nhện khác đến gần để chia sẻ chỗ săn mồi, con nhện sẽ đuổi nó đi. Tuy nhiên nếu các vị trí tốt để săn mồi đã bị chiếm hết, một con nhện có thể chia sẻ chỗ “làm ăn” của nó với các con khác.
9. Tặng quà để duy trì sống sót
Trong thế giới của nhện, con cái thường ăn con đực sau khi chúng giao phối. Để duy trì khả năng sống sót, con nhện đực thuộc loài Pisauridae sẽ tặng cho con cái một món quà là xác côn trùng được bọc trong tơ nhện. Chúng hy vọng con cái sẽ hài lòng và không ăn con đực sau giao phối. Tuy nhiên, đôi khi những món quà chỉ là xác côn trùng rỗng hoặc vật cùng kích cỡ được quấn bằng tơ nhện.
10. Nhện hút máu thích ở trong tất bẩn
Khi phát hiện một con muỗi vừa hút máu người, nhện hút máu Evarcha culicivora sẽ tấn công và bắt nhanh chóng bắt ngay con muỗi. Theo các nhà khoa học, đây là loài nhện biết lựa chọn con mồi dựa trên nguồn thức ăn của con mồi đó. Theo đó, loài nhện này thích tìm đến những nơi có mùi của người, như các đôi tất đã qua sử dụng. Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu này có thể được áp dụng để giảm số lượng muỗi truyền bệnh sốt rét.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.