»

Thứ bảy, 23/11/2024, 17:58:32 PM (GMT+7)

Loài thú có vú cổ đại có hàm dưới dài và nhô ra bất thường

(17:01:19 PM 17/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Những dấu vết còn sót lại của một loài cá heo đã tuyệt chủng từ rất lâu cho thấy loài động vật có vú sinh sống dưới nước này đã từng có hàm dưới dài và nhô ra một cách bất thường. Đây là một công bố mới được đăng trên số mới nhất của tờ Current Biology.


Cá heo Semirostrum ceruttii. (Nguồn: discovery.com)

 

Loài cá heo cổ đại với tên khoa học Semirostrum ceruttii từng sinh sống ở vùng biển California hiện nay từ khoảng giữa 1,6 tới 5 triệu năm về trước. Các nhà nghiên cứu cho rằng loài này đã dùng phần mõm rất dài của mình để săn tìm thức ăn.

"Loài cá heo đã tuyệt chủng này là một loài động vật hoàn toàn mới và rất kì lạ, với phần hàm dưới chìa ra ngoài cái mõm dài như mỏ chim. Có lẽ chúng đã dùng chiếc mõm dài để thăm dò và 'lướt' trong làn nước," đồng tác giả Rachel Racicot thuộc đại học Yale phát biểu trong một cuộc họp báo. "Mặc dù hình thái này đã được ghi nhận ở các loài chim và cá, nhưng đây là lần đầu tiên xuất hiện một loài động vật có vú có hình thái giải phẫu này."

Các loài chim và cá mà Racicot nhắc tới bao gồm chim xúc cá đen và những loài cá nhỏ cùng họ với cá lìm kìm. Chúng đều có hàm dưới dài hơn hàm trên, giúp chúng kiếm ăn trong đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu.

Những dấu vết của loài thú có vú mới được tìm thấy trước tiên ở thành đá mới dọc theo bờ biển California vào năm 1990. Kết quả chụp CT gần đây đã hé lộ hình thái giải phẫu bất thường của loài này.

Ngoài hàm dưới nhô dài, mắt của chúng cũng nhỏ hơn so với các loài cá heo hiện đại. Vì thế, có thể thị giác của loài thú có vú này tương đối kém, khiến cho phần hàm dưới càng trở nên quan trọng hơn trong việc tìm kiếm thức ăn của chúng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, loài cá heo này có những nét tương đồng nhất định với cá heo nước ngọt ngày nay.

"Ngày nay chúng ta không tìm thấy loài động vật nào giống như cá heo nước ngọt trong điều kiện sống giống như của loài Semirostrum," Racicot nhấn mạnh, rằng loài cá này có thể đã phát triển ngày càng đặc chủng qua thời gian.

Cô và các cộng sự cũng cho rằng sẽ có ngày càng nhiều các loài động vật mới được tìm thấy, nhờ vào công nghệ hình ảnh 3-D cho phép phân tích các loài động vật đã tuyệt chủng từ lâu nhờ vào những mẫu vật đã được cất giữ hàng thập kỉ qua.

"Nhiều loài động vật mới được xác định cần được miêu tả và phân tích vẫn còn đang nằm trong các viện bảo tàng, nhưng những miêu tả chi tiết như vậy cũng cần phải có nhiều thời gian," Racicot cho biết.

My Nguyễn (Vietnam+)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Loài thú có vú cổ đại có hàm dưới dài và nhô ra bất thường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI