»

Thứ hai, 20/01/2025, 08:33:35 AM (GMT+7)

Loài sâu xấu xí nhất trong thế giới tự nhiên Tin ảnh

(11:47:32 AM 14/12/2013)
(Tin Môi Trường) - Với hình thù kỳ dị như lắp ghép từ 3 loài côn trùng khác nhau, sâu Stauropus fagi được coi là một trong những loài xấu xí nhất trong thế giới tự nhiên.



Stauropus fagi hay còn gọi là sâu ma, bướm cua, là một loài sâu bướm đêm trong họ Notodontidae.
 


Sâu Stauropus fagi được coi là một trong những loài côn trùng có hình thù xấu xí nhất thế giới động vật.
 

Hình dáng xấu xí của loài sâu này có thể liên tưởng đến hình ảnh chúng được lắp nối từ 3 loài côn trùng khác vào với nhau, phần đầu giống kiến, thân giữa giống sâu gai còn phần đuôi trông như cào cào. Nhìn từ xa, con sâu còn có hình dáng trông giống như bò cạp.
 

Sâu bướm có những mấu bám ở hậu môn, còn được gọi chân bám hút để giữ thăng bằng cơ thể khi bám vào cây. 
 

Loài sâu này nhiều màu khác nhau từ xám đến xanh lá cây và nâu. Tuy nhiên, màu sắc phổ biến ở loài này là màu nâu đỏ.
 

Màu nâu đỏ đặc trưng và phổ biến cũng được coi là chiếc áo giáp giúp chúng ngụy trang để tránh sự tấn công của kẻ thù.
 

Chân ngực của loài này sẽ hung hăng ngoe nguẩy khi bị kẻ thù đe dọa.

Loài sâu bướm thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, tùy thuộc vào điều kiện môi trường

(Theo kiến thức)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Loài sâu xấu xí nhất trong thế giới tự nhiên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI