»

Thứ bảy, 18/01/2025, 12:56:44 PM (GMT+7)

Loài rồng bay tí hon có trong tự nhiên Tin ảnh

(20:19:12 PM 27/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Thằn lằn bay còn gọi là rồng bay có hình dáng như loài rồng trong huyền thoại là một loại bò sát sống tại các khu rừng rậm ở Đông Nam Á.


Rồng bay có tên khoa học là Draco volans loài đặc hữa của khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Chúng có khả năng lướt từ cây này sang cây khác điêu luyện như một chiếc dù lượn


Điểm nổi bật của loài này là một phần xương sườn của chúng phát triển dài ra và được một lớp da mỏng bao phủ tạo thành một đôi cánh rất đặc biệt.


Rồng bay là loài có kích thước khá khiếm tốn, con trưởng thành có kích thước không quá 23 cm và sải cánh chiếm ¾ chiều dài cơ thể.


Mặc dù có kích thước nhỏ bé nhưng nhờ có đôi cánh nên chúng có thể bay xa đáng kinh ngạc. Chúng có thể lượn từ cây này sang cây khác với khoảng cách lên đến 8m.


Chúng được tìm thấy trong các khu rừng rậm, và thức ăn ưa thích là các tổ mối, tổ kiến trên các cành cây.


Rồng bay là loài rất khéo ngụy trang, màu sắc cơ thể của chúng thường giống với màu môi trường nơi nó sinh sống. Điều này giúp nó dễ dàng tránh được sự phát hiện của kẻ thù.


Vào mùa sinh sản con cái cái sẽ xuống mặt đất, chúng chỉ đẻ từ 1-5 trứng sau đó chúng khéo léo vùi trứng vào trong đất.


Sau khoảng 1- 2 tuần trứng của rồng bay sẽ nở. Các con non ra đời với kích thước rất nhỏ, và có khối lượng khoảng 2 gam.


Rông bay cái chỉ canh chừng ổ trứng trong một hai ngày đầu sau khi đẻ, sau đó chúng bỏ đi. Vì vậy khả năng trứng nở thành rồng bay con là không cao do chúng có thể làm mồi ngon cho các loài khác.


Rồng bay là loài sống riêng biệt, các con đực và con cái thường sống riêng rẽ. Chúng chỉ gặp nhau vào mùa giao phối sau đó con đực sẽ bỏ đi.


Thông thường một con rồng bay đực sẽ sống một mình, trên hai hoặc ba cây mà nó đã đánh dấu lãnh thổ.


Con cái thường sống tụ tập theo nhóm khoảng 2-3 cá thể cùng sống trên một cây. Khi đến mùa giao phối các con đực sẽ đến để tìm bạn tình.


Tuy nhỏ bé nhưng rồng bay là loài săn mồi hiệu quả, chúng có chiếc lưỡi nhỏ ngắn nhưng có chất dính ở đầu lưỡi.


Chúng sẽ ngồi đợi con mồi đi qua, và phóng lưỡi thật nhanh để bắt con mồi.


Đến nay loài rồng bay nay vẫn là một loài bí ẩn, Các nhà khoa học vẫn còn nhiều điều chưa biết về chúng.

T.H (tổng hợp)- Ảnh: Internet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Loài rồng bay tí hon có trong tự nhiên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI