»

Chủ nhật, 24/11/2024, 11:51:10 AM (GMT+7)

Loài ốc sên tự rụng đuôi để... trốn kẻ thù

(14:40:40 PM 03/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Ngày 3/10, nhà nghiên cứu Masaki Hoso thuộc Hiệp hội khuyến khích khoa học Nhật Bản đã công bố phát hiện mới về loài ốc sên lạ ở Okinawa. Loài ốc sên này có thể tự rụng đuôi để chạy trốn kẻ săn mồi.

 

Một số loài động vật như thằn lằn, cua và giun có thể tự ngắt một phần cơ thể để chạy trốn kẻ thù nhưng đây là lần đầu tiên cơ chế tự vệ này được phát hiện ở ốc sên.

Ông Hoso cho biết không phát hiện hành động tự vệ này ở những con ốc sên sống tại khu vực không có rắn sinh sống. Ông tin rằng đây là trường hợp đặc biệt tiến hóa từ nhu cầu bản năng là đối phó với loài rắn.
 
Loài ốc sên Satsuma caliginosa có thể tự ngắt đuôi khi gặp rắn. Ảnh: Live Science

Nhà khoa học này đã nghiên cứu tỉ lệ sống sót của loài ốc sên có tên gọi bằng tiếng địa phương là "Isshikimaimai" (tên Latinh là Satsuma caliginosa) được tìm thấy ở Yaeyama (Ishigaki) và Iriomote, khi đưa chúng vào nơi có loài rắn Iwasaki chuyên ăn ốc sên.
 
Khoảng 60% số ốc sên sống sót và khoảng 45% tự ngắt đuôi khi chúng bị rắn cắn trước khi giấu mình vào vỏ. Phần bị ngắt sau đó tự mọc lại.
 

Để đối chiếu, ông Hoso đã thực hiện thí nghiệm tương tự với loài ốc sên tìm được trên đảo Yonaguni (cách Ishigaki khoảng 120 km) và là nơi không có loài rắn ăn ốc sên. Kết quả là gần như tất cả số ốc sên này đã bị rắn ăn thịt.

Nghiên cứu cũng cho thấy hành động tự ngắt đuôi xảy ra nhiều hơn ở những con ốc sên non có vỏ chưa phát triển đầy đủ và ít hơn ở những con đã trưởng thành. Ông Hoso tin rằng cơ chế tự vệ của ốc sên sẽ chuyển sang dựa vào vỏ của chúng khi vỏ đã cứng.

TTXVN dẫn lời ông Satoshi Chiba, Giáo sư Trường Đại học Tohoku - chuyên gia về sinh thái học tiến hóa, cho biết các nhà khoa học trước nay không nghiên cứu cơ chế tự vệ giống như thằn lằn ở loài ốc sên vì nghĩ rằng lớp vỏ đã bảo vệ chúng. Vì vậy, đây là một nghiên cứu rất thú vị và có ý nghĩa. Nó cho thấy đặc tính của động vật tự cắt bỏ một phần cơ thể để trốn tránh kẻ thù đã được phát triển từ các điều kiện đặc biệt, trong đó ốc sên tự tiến hóa để đối phó với kẻ thù săn mồi.
B.T.Th/NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Loài ốc sên tự rụng đuôi để... trốn kẻ thù

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI