»

Thứ hai, 20/01/2025, 11:25:14 AM (GMT+7)

Loài ếch mọc gai "dị hợm" có ở Việt Nam Tin ảnh

(11:50:50 AM 17/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Loài ếch mọc gai ở Việt Nam (còn được gọi là ếch cây sần Bắc Bộ) được mệnh danh là một trong 10 loài ếch "dị hợm" nhất hành tinh.

Việt Nam loài ếch này được gọi với tên ếch cây sần Bắc Bộ.

Tuy nhiên, chúng lại được thế giới biết tới với tên gọi khác, phổ biến, thông dụng là ếch rêu Việt Nam (Vietnamse mossy frog).

Được gọi là ếch rêu vì màu sắc trên da của chúng rất giống với màu rêu hay bèo tấm hoa dâu.

Loài ếch này có pháp danh khoa học là Theloderma corticale.

Ếch rêu hiện là loài đặc hữu vùng bắc Bộ của Việt Nam.

Ngoài ra, người ta không thể tìm thấy chúng ở bất cứ quốc gia nào trong môi trường tự nhiên.

Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt, đất thấp nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Ngoài ra chúng còn sống ở các khu đầm nước ngọt, vùng nhiều đá, rêu.

Cũng giống như họ hàng nhà ếch, ếch rêu là loài sống lưỡng cư, nửa trên cạn nửa dưới nước.

Ếch rêu là một loài nhỏ bé. Khi trưởng thành chúng chỉ dài khoảng 7 – 8cm, nặng 20 – 23g.

Món ăn yêu thích của loài này là dế mèn, châu chấu, gián, ruồi, bướm đêm…

Với dáng vẻ bên ngoài, lớp da sần sùi, lốm đốm xanh, đỏ tía tựa như cóc, đã không ít người phải giật mình, sợ hãi khi vô tình chạm vào chúng.

Đây cũng là lý do chính khiến chúng được mệnh danh là một trong 10 loài ếch dị hợm nhất hành tinh.

Hình dạng, màu sắc của loài ếch này chính là sự sắp đặt của tạo hóa, giúp chúng ngụy trang lẩn tránh kẻ thù một cách hữu hiệu nhất.

Chúng ‘tàng hình’ khi ẩn mình vào đám bèo hoa dâu hay các tảng rêu xanh.


Ếch rêu có miếng dính lớn trên ngón chân và bụng, giúp chúng có thể bám chắc trên đá, cành cây.

Khi hoảng sợ chúng nằm im, cuộn tròn như một quả bóng và thậm chí là giả chết để né tránh kẻ thù.

Vì có thân hình bé nhỏ, hình dạng kỳ lạ nên chúng trở thành con vật nuôi làm cảnh rất được ưa chuộng của các nước phương Tây.

Chúng được săn lùng, tìm kiếm bởi nhiều người sành chơi. Giá mỗi chú ếch rêu từ 150 USD - 300 USD.

Chúng sinh sản mạnh trong môi trường nhân tạo nên hiện đã được nhân giống ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên ếch rêu đang ở tình trạng nguy cấp và cần được bảo vệ trong thiên nhiên.

T.H (tổng hợp)- Ảnh: Internet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Loài ếch mọc gai "dị hợm" có ở Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI