»

Thứ hai, 20/01/2025, 11:18:34 AM (GMT+7)

Loài ếch "khổng lồ" dài... 1m Tin ảnh

(16:07:29 PM 05/10/2013)
(Tin Môi Trường) - Goliath được các nhà sinh vật học xác nhận là loài ếch lớn nhất trên thế giới. Trọng lượng của ếch cái có thể đạt tới 7kg và ếch đực là 8kg khi trưởng thành. Chiều dài từ miệng tới hết chân của loài ếch Goliath lên tới 1m.

Goliath được các nhà sinh vật học xác nhận là loài ếch lớn nhất trên thế giới.


Chúng sống nhiều ở các khu rừng cận xích đạo của Tây Phi, nơi có những con sông chảy xiết và khu rừng rậm nhiệt đới, nóng ẩm quanh năm.


Cũng giống như họ nhà ếch, ếch khổng lồ Goliath sống lưỡng cư, chúng có thể sống dưới nước hay trên cạn.


Trọng lượng của ếch cái có thể đạt tới 7kg và ếch đực là 8kg khi trưởng thành. Chiều dài từ miệng tới hết chân của loài ếch Goliath lên tới 1m.


Trọng lượng của loài ếch này thường phụ thuộc vào điều kiện sống. Chúng không thích hợp với môi trường nuôi nhốt, ngay cả nơi có chế độ thức ăn thường xuyên nhưng bị kiểm soát như vườn thú.


Chúng rất dễ dàng bị chết và tuổi thọ dài nhất trong môi trường bán tự nhiên chỉ là 5 năm.Tuy nhiên, ở môi trường tự nhiên, Goliath có thể sống tới 15 năm.


Da lưng của ếch khổng lồ có màu xanh lá cây, hay màu ô liu đen kết hợp, đen xen tạo nên hình hoa văn, giúp chúng có thể dễ dàng ẩn nấp trốn kẻ thù.


Nhìn thân hình ục ịch như vậy chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng chúng chỉ biết ngồi một chỗ.


Nhưng thực ra, ếch khổng lồ Goliath có khả năng bơi rất nhanh và nhảy rất xa. Những cú nhảy vọt của chúng có thể xa tới 3m.


Cùng với cái lưỡi dài, ếch khổng lồ có thể dễ dàng ‘tắc lẻm’ con mồi chỉ trong tích tắc.


Ngay cả một chú chuột cũng khó lòng mà thoát chết khi ếch Goliath phóng lưỡi ra ngoài.


Tuy nhiên, món ăn ưa thích của ếch khổng lồ vẫn là các loài côn trùng, tôm, cua, rắn nhỏ, cá nhỏ. Đôi khi chúng ăn cả đồng loại là những con ếch con.


Tạo hóa đã cho ếch khổng lồ Goliath khả năng thính giác tốt, nhưng lại bắt chúng phải ‘câm’, vì chúng không có túi thanh quản.


Cũng giống những loài ếch khác, trong mùa sinh sản những chú ếch đực Goliath sẽ giữ vai trò ấp trứng trong miệng. Trong mỗi lứa đẻ, hàng ngàn nòng nọc con sẽ được sinh ra.



Những loài ếch khác, khi đến mùa sinh nở, những chú ếch đực sẽ kêu lên những tiếng ‘thống thiết’ nhằm thu hút bạn tình.



Còn những chú ếch đực khổng lồ Goliath không biết kêu la gì, nên việc thu hút bạn tình của chúng vẫn còn là bí ẩn với các nhà khoa học.


Tuy là loài ếch khổng lồ nhưng nòng nọc của loài này lại khá nhỏ, chúng chỉ dài độ 1,4cm.


Những chú nòng nọc, ếch con Goliath rất khó khăn để tồn tại trong môi trường tự nhiên, bởi rất nhiều hiểm họa rình rập từ những loài khác.


Chúng còn ăn thịt lẫn nhau, nên số ếch có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành là rất ít.


Thịt loài ếch khổng lồ này có màu trắng, vị ngọt, vì thế mà nhiều người sành ăn sẵn sàng bỏ ra một số tiền không nhỏ để thưởng thức chúng.


Thậm chí, người ta tìm mọi cách có được chúng và nuôi chúng như vật nuôi trong vườn nhà.

Hiện nay, điều kiện môi trường sống thu hẹp, các con sông trở nên ô nhiễm, tình trạng đánh bắt ồ ạt, đã làm cho số lượng loài ếch khổng lồ bị giảm sút nghiêm trọng.

T.H (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Loài ếch "khổng lồ" dài... 1m

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI