»

Thứ hai, 20/01/2025, 11:30:39 AM (GMT+7)

Loài cua nhện khổng lồ có hình dạnh như "thủy quái" Tin ảnh

(09:50:03 AM 29/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Trông bộ dạng của loài cua nhện, nhiều người lầm tưởng chúng là ‘thủy quái’ đến từ thời tiền sử.

Loài cua hình nhện khổng lồ có pháp danh khoa học là Macrocheira kaempfer. Chúng được gọi với cái tên cua nhện.

Cua nhện được con người biết tới là một trong những loài cua khổng lồ nhất trong thế giới đại dương.

Sở dĩ người ta gọi là ‘cua nhện’, bởi chúng có bộ chân dài, loằng ngoằng tựa như loài nhện.

Các nhà khoa học đã kết luận rằng, cua nhện là loài có bộ chân dài nhất trong họ giáp xác.

Nhưng chỉ những chú cua đực là sở hữu bộ chân dài. Những nàng cua cái thì bộ chân thậm chí còn ngắn hơn cả hai chiếc càng.

Chúng sinh sống chủ yếu tại vùng biển sâu Thái Bình Dương, phía Nhật Bản, nên chúng còn được gọi với cái tên nữa là ‘cua nhện Nhật Bản’.

Chúng thường sống ở độ sâu 500m – 600m so với mực nước biển, nơi mà ít loài chịu được áp lực nước và sự tăm tối.

cua nhện sống ở độ sâu khủng khiếp của biển cả, nên các nhà thám hiểm ít có cơ hội quan sát chúng trong môi trường tự nhiên.

Cho tới nay, thông tin về đời sống tự nhiên của chúng vẫn là một bí ẩn với đối với con người.

Một chú cua nhện trưởng thành có chiều dài toàn cơ thể lên tới 5m, bằng cả một chiếc xe hơi. Trong khi một chú cua nước ngọt chỉ có chiều dài khiêm tốn chừng 10cm.

Trọng lượng thân chính loài cua này khi trưởng thành khoảng 20kg và dài chừng 50cm. Chúng được nâng đỡ bởi bộ chân dài và khỏe.

Trông bộ dạng của loài cua nhện, nhiều người lầm tưởng chúng là ‘thủy quái’ đến từ thời tiền sử.

Nhưng sự thật chúng lại vô cùng ‘nhu mì, hiền dịu’. Chúng lợi dụng bọt biển, rong và các loại tảo sống xung quanh để ẩn nấp, ngụy trang, né tránh kẻ thù.

Chúng thường tìm cánh rút lui cho ‘yên chuyện’ hơn là tìm cách tự vệ hoặc tấn công lại.

Món ăn ưa thích của cua nhện là xác chết thối rữa của các loài khác. Ngoài ra, món khoái khẩu của chúng là thịt của các loài sò và động vật có vỏ.


Qua các mẫu phân tích sinh hóa, các nhà khoa học tin rằng tuổi thọ của loài cua này có thể lên tới 100 năm và đương nhiên trọng lượng thân của chúng sẽ không dừng ở mức 20 kg.


Thịt của chúng rất ngọt và béo, nên chúng trở thành món khoái khẩu của những người sành ăn.


Chính vì vậy, tuy chúng sống ở độ sâu khủng khiếp, song các tay săn cua vẫn tìm mọi cách để tóm chúng.

Người ta đã ghi nhận sản lượng cua nhện gom được vào năm 1976 đạt kỷ lục với 247 tấn.

Tuy nhiên, sản lượng khai thác cứ giảm dần. Đến năm 1985, con số chỉ còn là 32 tấn. Ngày nay, việc tóm được một chú cua nhện cũng rất khó khăn.

Dù sống ở nơi tưởng như an toàn nhất thế giới, nhưng loài cua quý hiếm này cũng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi lòng tham của con người.

 
T.H (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Loài cua nhện khổng lồ có hình dạnh như "thủy quái"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI