Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Chủ nhật, 24/11/2024, 22:12:33 PM (GMT+7)
Loài cua có càng...khỏe hơn hàm sư tử
(11:04:08 AM 27/11/2016)(Tin Môi Trường) - Một loài cua khổng lồ sinh sống ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sở hữu cặp càng khỏe nhất trong nhóm giáp xác, có thể nâng cả trẻ nhỏ.
>> Kiểu ăn giúp quý cô "tăng ham muốn 300%" >> Bình Định sẽ có đường hầm xuyên biển >> Chế tạo hệ thống lọc loại bỏ H2S từ hầm khí biogas để phát điện >> “Khỏe tiêu hóa - Khỏe hơn mỗi ngày” - chương trình truyền thông đặc biệt hướng đến Ngày tiêu hóa thế giới >> Thanh tra Chính Phủ đề nghị kiểm tra tình hình thực hiện dự án Hamubay Phan Thiết
Cặp càng của cua dừa có lực cắp khỏe chỉ sau bộ hàm cá sấu. Ảnh: Wordpress.
Nhà nghiên cứu Shin-ichiro Oka ở tổ chức Okinawa Churashima, Nhật Bản và đồng nghiệp ghi chép lực quắp của 29 con cua dừa hoang dã nặng từ 30 gram đến hai kilogram ở đảo Okinawa Churashima phía nam Nhật Bản, New Sciencetist hôm 23/11 đưa tin.
Loài cua dừa (Birgus latro) sống trên các quần đảo ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, có trọng lượng 4 kg, chiều dài 40 cm và sải chân gần một mét. Cặp càng lớn của nó khỏe tới mức có thể nâng được 28 kg và tách vỏ những quả dừa cứng.
Theo Oka, một con cua dừa cỡ lớn nhất nặng 4 kg có thể tạo ra lực cắp lên trên 3.300 newton. Lực cắp này mạnh hơn mọi loài giáp xác khác, bao gồm tôm hùm với lực cắp đo được khoảng 250 newton.
Càng cua dừa khỏe hơn nhiều so với cơ hàm sư tử có lực cắn trung bình khoảng 2.670 newton, chỉ xếp sau hàm cá sấu, loài sở hữu bộ hàm khỏe nhất trên Trái Đất với lực cắn 16.000 newton.
Nhóm nghiên cứu gặp khó khăn trong việc bắt cua dừa vì chúng luôn ở thế tấn công. “Tôi bị cắp trúng hai lần và cảm thấy đau kinh khủng”, Oka chia sẻ. Sau khi nắm được phần mai cua, các nhà nghiên cứu cho chúng nghiến cảm biến lực. Độ khỏe của cặp càng tương ứng với trọng lượng cơ thể.
Trên đảo Okinawa không có cây dừa, vì vậy những con cua dùng càng tách hạt và trái cây cứng thuộc chi dứa dại. Chúng cũng ăn xác động vật chết, sử dụng cặp càng để nghiền gãy xương.
Jakob Krieger ở Đại học Greifswald, Đức, nghiên cứu cua dừa trên đảo Giáng sinh ở Ấn Độ Dương và phát hiện chúng săn những loài cua sống trên cạn khác như cua đỏ (Gecarcoidea natalis). "Chế độ ăn của cua dừa thúc đẩy chúng tiến hóa cặp càng khỏe hơn", Krieger nhận xét.
Một lý do khác dẫn đến cặp càng khỏe ở cua dừa là tự vệ. Những con cua trưởng thành không có vỏ để trú ngụ và phải dựa vào lớp vỏ ngoài cứng tạo từ canxi hóa, có tác dụng bảo vệ kém hơn. Do đó, chúng cần phát triển cặp càng khỏe để xua đuổi kẻ thù.
T. H (tổng hợp)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.