Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Loài cá nguyên thủy dệt tơ "siêu" như tằm
(14:24:34 PM 16/04/2013)
Những con cá mút đá không hàm, không xương sống, trông tựa như những con giun khổng lồ
Một chất nhầy đặc biệt do chúng sản sinh ra được các nhà khoa học Canada cho rằng sẽ là nguyên liệu để sản xuất vải mặc cho loài người trong tương lai.
Cá mút đá (hagfish, tên khoa học là Myxinidae) chẳng phải là một loài vật có hình dạng quyến rũ. Chúng sinh sống trong những vực thẳm tối tăm dưới đáy đại dương và chuyên ăn xác thối. Một trong những món khoái khẩu nhất của chúng là xác cá voi. Song mặc dù chẳng có gì là hấp dẫn nếu không muốn nói là trông còn ghê sợ nữa thì chúng vẫn là loài vật rất đáng được quan tâm. Chất nhầy mà chúng tiết ra để tự vệ là một loại vật liệu có thể dùng để làm vải may mặc.
"Trong số những sinh vật biển mà tôi đã từng nghiên cứu, cá mút đá không phải là loài hấp dẫn nhất, nhưng chúng tôi lại rất… ngưỡng mộ. Chúng đã xuất hiện trên Trái đất cách nay hàng trăm triệu năm, từ thời khủng long và nhiều loài khác đã tuyệt chủng từ lâu” – ông Tim Uinegard, nhà nghiên cứu Đại học Guelph ở Canada chuyên nghiên cứu về các chất nhờn của cá mút đá cho biết.
Do những thảm hoạ của Thiên nhiên, những bầy khủng long thống trị hành tinh đã chết hàng loạt từ 60 triệu năm trước, thì loài cá mút đá lẩn trốn dưới đại dương sâu thẳm đã sống sót đến ngày nay. Trên thân của chúng có khoảng 100 tuyến tiết ra một chất trắng như sữa. Chất ấy loang ra, hoà vào nước biển, tạo ra những sợi rất mảnh, nhưng cực kỳ bền và đàn hồi.
Sợi rất mảnh, nhưng cực kỳ bền và đàn hồi
Cứ phất phơ trong nước biển, rồi rắn lại, chúng chẳng khác gì những sợi tơ. Tuy có loài cá mút đá dài đến 1,2 mét, nhưng trung bình chúng chỉ dài hơn một gang tay, chừng 30 cm mà thôi. Mặc dù kích thước nhỏ bé như vậy, một con cá mút đá mang trên mình một lượng chất nhờn có thể kéo thành một sợi dài hàng chục vạn mét, có bản chất hoá học là những protein như tơ tằm.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm dùng tơ từ cá mút đá dệt thành quần áo nhẹ, bền, thoáng khí, co giãn tốt cho các nhà thể thao. Thậm chí họ còn may thành áo chống đạn rất hiệu quả. Các nhà khoa học cho rằng hoàn toàn có thể tổ chức nuôi cá mút đá để lấy tơ, tựa như nuôi tằm nhưng là ở dưới đáy đại dương.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.