»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:40:04 AM (GMT+7)

Loài cá khổng lồ đe dọa hệ sinh thái châu Âu Tin ảnh

(15:54:05 PM 19/03/2021)
(Tin Môi Trường) - Cá nheo nước ngọt có nguồn gốc từ Đông Âu. Đây được xem là sinh vật ngoại lai, đe dọa những loài cá bản địa vốn đang sụt giảm về số lượng.

Lần đầu tiên Frédéric Santoul chứng kiến hành vi săn mồi của loài cá nước ngọt lớn nhất châu Âu, anh đứng trên cây cầu thời trung cổ bắc qua sông Tarn ở Albi, thị trấn ở miền Nam nước Pháp.

 

Loài[-]cá[-]khổng[-]lồ[-]đe[-]dọa[-]hệ[-]sinh[-]thái[-]châu[-]Âu
 
Trên hòn đảo nhỏ phía dưới, những con bồ câu lang thang vô tư lự, không chú ý đến đàn cá nheo đang tiếp cận bờ đảo. Đột nhiên, một con cá lao khỏi nước lên cạn, đớp một con bồ câu trước khi lăn xuống nước, con mồi ngậm chặt trong miệng.
 
"Tôi biết cá voi sát thủ có lao lên bờ để bắt hải cẩu, nhưng chưa từng thấy hành vi đó ở các loài cá khác" - Santoul, nhà sinh thái học chuyên ngành cá tại Đại học Toulouse, chia sẻ. Anh đã dành phần còn lại của mùa hè quan sát và ghi lại hiện tượng này.
 
Cách đây gần một thập kỷ, người ta không có nhiều thông tin về loài cá này ở Tây Âu, chúng được dân câu cá nhập về vào những năm 1970. Loài cá có thể dài đến 3 m và nặng đến gần 300 kg này là động vật bản địa Đông Âu, nhưng đã lan ra 10 quốc gia ở khắp Tây và Nam Âu.
 
Trong môi trường sống bản địa, nơi chúng bị đánh bắt và nuôi lấy thịt, cá nheo Âu không bị coi là một loài có vấn đề. Tại đó, các quần thể loài này được đánh giá là tương đối ổn định suốt nhiều thập kỷ, ít bằng chứng cho thấy chúng ăn quá mức các loài cá khác.
 
Nhưng ở những dòng sông nơi chúng mới sinh sống, loài ngoại lai này nhắm đến các giống cá di trú quan trọng và đang bị đe dọa, như cá trích Allis và cá hồi Đại Tây Dương, những loài mà quần thể tại châu Âu đang suy giảm nghiêm trọng về số lượng.
 
Santoul bày tỏ lo ngại rằng loài cá săn mồi này có thể xóa sổ nhiều giống cá bản địa Tây Âu, làm thay đổi vĩnh viễn hệ sinh thái sông vốn đang lao đao trước tác động từ những con đập, ô nhiễm nước và đánh bắt quá đà.
 
"Tác động tích lũy từ những nhân tố này có thể dẫn tới sự sụp đổ của quần thể cá trong 10 năm tới", Santoul cảnh báo.
 
Bữa tiệc của những con cá khổng lồ
 
Năm 1974, một thợ câu cá người Đức đã thả hàng nghìn con cá nheo con xuống sông Ebro ở Tây Ban Nha. Những dân câu khác, với hy vọng có cơ hội bắt được con cá khổng lồ như vậy, làm điều tương tự tại các con sông khác ở nhiều quốc gia, và loài này nhanh chóng sinh sôi.
 
Như những loài ngoại lai khác, cá nheo Âu sinh trưởng mạnh mẽ ở những dòng sông đã bị thay đổi bởi con người, nơi nước có nhiệt độ cao và nồng độ ôxy thấp khiến nhiều loài bản địa khó sinh tồn. Cá nheo Âu lớn nhanh, tuổi thọ cao (lên đến 80 năm), và sinh sản dễ. Con cái có thể đẻ hàng trăm nghìn trứng mỗi lần.
 
Nhưng khả năng săn mồi có thể mới là điều khiến chúng trở nên đáng sợ. Giống như các loài cá da trơn khác, cá nheo Âu có các giác quan phát triển, đặc biệt là phát hiện chuyển động của con mồi. Chúng cũng có khả năng "thích ứng nhanh chóng với các nguồn thức ăn mới", Santoul cho biết. Anh đã ghi lại cách loài cá này săn hến châu Á, một loài ngoại lai khác.
 
Loài[-]cá[-]khổng[-]lồ[-]đe[-]dọa[-]hệ[-]sinh[-]thái[-]châu[-]Âu
Cá nheo Âu rình rập tấn công đám bồ câu trên đảo ở sông Tarn. Ảnh: National Geographic.
 
Chúng đặc biệt nhắm tới những loài cá bơi từ đại dương vào sông để sinh sản, như cá hồi Đại Đây Dương - loài ít có thiên địch; cá mút đá biển - một loài cá không hàm bị đe dọa ở châu Âu; và cá trích Alis, một nguồn hải sản thương mại giá trị.
 
Chúng cũng có thêm những chiến thuật săn mồi chưa từng xuất hiện trong môi trường bản địa, như chộp bồ câu trên cạn.
 
Tại sông Garonne của Pháp, những con cá nheo đôi khi nằm chờ trong hầm thông thủy điện để bắt cá hồi di trú.
 
Cũng ở con sông đó, theo một nghiên cứu năm 2020, cá nheo Âu cũng đã học cách săn cá trích Alis đang đắm chìm trong vũ điệu tìm bạn đời ở mặt sông vào buổi tối.
 
"Những nghiên cứu đó đưa ra cùng một kết luận: Cá nheo Âu đã trở thành mối đe dọa lớn với các loài cá di trú quan trọng", Santoul nói.
 
Nhưng anh cho biết thêm, loài này không gây tổn hại con người. Dù bị đồn đại tấn công và thậm chí giết chết người, thực tế, "chúng vô hại và tò mò với con người, bạn có thể bơi đến cạnh chúng", Santoul chia sẻ.
 
Những giải pháp ít ỏi
 
Một số ví dụ cho thấy các loài cá ngoại lai lớn đã phá hủy hệ sinh thái nước ngọt: đến những năm 1980, cá rô sông Nile - loài được đưa vào hồ Victoria và các hồ Đông Phi khác cho môn câu cá những năm 1960 - đã gây sụt giảm nghiêm trọng về số lượng của ít nhất 200 loài cá nhỏ bản địa.
 
Tuy nhiên, thông thường, những quần thể cá nước ngọt cỡ lớn đang giảm sút, bị đe dọa bởi các loài ngoại lai, môi trường sống bị phá hủy và đánh bắt quá mức. Số lượng các cá thể này, thường được gọi là cá khổng lồ, đã giảm khoảng 94% từ năm 1970, theo một nghiên cứu năm 2019.
 
Nhờ khả năng thích ứng và sinh sản, "cá nheo Âu là một ngoại lệ giữa những loài cá lớn", Zeb Hogan cho biết. Ông là nhà thám hiểm National Geographic và nhà sinh học cá ở Đại học Nevada, Reno, người sáng lập dự án Megafishes, nghiên cứu nhiều loài cá nước ngọt cỡ lớn trong sách đỏ ở vùng Mê Kông, Đông Nam Á.
 
 

Loài[-]cá[-]khổng[-]lồ[-]đe[-]dọa[-]hệ[-]sinh[-]thái[-]châu[-]Âu

 
Cá nheo Âu ngày càng có thêm thời gian sinh sản, khiến số lượng tăng lên nhanh chóng. Ảnh: Weather.
 
Toàn bộ hệ sinh thái nước ngọt cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng, trong đó sự xâm nhập của các loài ngoại lai được xem là một nguyên nhân hàng đầu, Hogan cho biết.
 
Các nhà khoa học cảnh bảo sự thay đổi sinh thái học do biến đổi khí hậu và sự thay đổi nhanh chóng của mô hình, có thể tạo ra điều kiện thích hợp hơn nữa để cá nheo Âu lan rộng.
 
"Tác động của biến đổi khí hậu đến mỗi loài là khác nhau, với một số loài lạ có khả năng phân bổ lớn hơn so với loài bản địa", Rob Britton, nhà sinh thái cá chuyên nghiên cứu về các loài ngoại lai tại Đại học Bournemouth, Anh, nhận định.
 
Hiện tại, nhiều bằng chứng cho thấy cá nheo Âu - loài cần nhiệt độ nước trên 20 độ C để sinh sản - đang bắt đầu chiếm đóng những dòng sông ở Bỉ và Hà Lan khi nước ở đó ấm lên, Santoul cho biết.
 
Đồng thời, tại Pháp, các loài cá nheo cũng sinh sản nhiều lần hơn, do thời gian sông ở đây có nước ấm cũng kéo dài hơn trong năm.
 
Trên bán đảo Iberia, nơi sinh sống của hơn 40 loài cá nước ngọt đặc hữu, những sinh vật ngoại lai đã khiến một loài tuyệt diệt. Emili García-Berthou, nhà thủy sinh thái học tại Đại học Girona, Tây Ban Nha, cho biết: "Chúng tôi dự đoán loài cá nheo, sau khi trở nên đông đúc tại nhánh chính của sông Ebro - nơi chúng được thả xuống đầu tiên - sẽ lan ra các vùng ở thượng nguồn.
 
Các nhà bảo tồn cho biết đến giờ vẫn chưa có giải pháp cho vấn đề này. Với ngành câu cá dạng bắt xong thả đang phát triển nhờ cá nheo Âu, chủ yếu ở Tây Ban Nha và Italy, chính phủ và các đơn vị nuôi cá không có động thái để loại bỏ loài này. Dù thường được dùng làm thực phẩm ở Đông Âu, chúng chưa phải là nguồn hải sản ở các khu vực khác của lục địa.
 
Loài[-]cá[-]khổng[-]lồ[-]đe[-]dọa[-]hệ[-]sinh[-]thái[-]châu[-]Âu
Ngư dân Kevin Weiss khoe con cá nheo bắt được tại sông Neckar, Đức. Ảnh: Spiegel.
 
Santoul nhấn mạnh rằng các quốc gia châu Âu cần hợp tác chặt chẽ hơn đển bảo tồn hệ sinh thái nước ngọt, cũng như quan tâm đến các mối đe dọa với các loài cá di trú. Ông cũng cho biết hiện thời chưa có nỗ lực diệt trừ loài ngoại lai này.
 
Ông chia sẻ: "Tôi lo ngại rằng, với những loài di trú mà số lượng đã giảm trước khi có cá nheo xuất hiện, nếu châu Âu không phối hợp để thực hiện các kế hoạch bảo tồn, sẽ quá trễ để cứu chúng".
An Ngọc (Theo National Geographic)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Loài cá khổng lồ đe dọa hệ sinh thái châu Âu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI