»

Thứ hai, 20/01/2025, 20:52:07 PM (GMT+7)

Loài bọ hung lăn phân, nhảy múa theo ánh sáng của Dải Ngân hà Tin ảnh

(05:29:26 AM 27/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Loài côn trùng này biết sử dụng ánh sáng của Dải Ngân hà để định hướng và di chuyển...
Loài bọ hung thuộc lớp bọ cánh cứng, nổi tiếng với khả năng lăn những viên phân tròn với khoảng cách rất xa. Một nghiên cứu mới đã chỉ ra, loài bọ phân (dung beetle) còn có khả năng định hướng bằng cách sử dụng ánh sáng từ Mặt trăng hay từ Dải Ngân hà.

Trưởng nhóm nghiên cứu Marie Dacke - nhà sinh vật học tại ĐH Lund ở Thụy Điển cho biết: "Đây là lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy các loài côn trùng biết sử dụng ánh sáng của Dải Ngân hà để định hướng và di chuyển".

Loài[-]bọ[-]hung[-]lăn[-]phân,[-]nhảy[-]múa[-]theo[-]ánh[-]trăng[-]sao[-]1

Những con bọ hung thường tìm tới đống phân tươi, nặn thứ chất thải đó thành một quả cầu rồi lăn nó đi. Năm ngoái, Dacke và các đồng nghiệp phát hiện ra, loài bọ này thường trèo và đứng trên đỉnh của quả bóng phân ẩm ướt này và "nhảy múa". Điệu nhảy này không phải thể hiện niềm vui mà chúng đang xem xét con đường chúng sẽ đi tiếp.

Nghiên cứu sâu hơn họ phát hiện ra rằng, loài côn trùng này còn sở hữu một tài năng mà chưa từng được biết đến trong thế giới động vật: định vị đường đi bằng ánh trăng. Nó có thể di chuyển thành một đường thẳng tắp bất chấp những chướng ngại vật mà chúng có thể gặp phải trên đường đi.

Loài[-]bọ[-]hung[-]lăn[-]phân,[-]nhảy[-]múa[-]theo[-]ánh[-]trăng[-]sao[-]2

Để nghiên cứu, các nhà khoa học đã đặt các loài côn trùng ở Nam Phi dưới một bầu trời tràn ngập ánh trăng, một bầu trời không trăng và bầu trời u ám. Trong một số thử nghiệm, những con bọ hung được trang bị "mũ" nhằm che bớt tầm nhìn. Khi đó, chúng gặp khó khăn hơn trong việc di chuyển theo đường thẳng. 

Theo nhóm nghiên cứu, dường như loài côn trùng này đã sử dụng ánh sáng phân cực của Mặt trăng để di chuyển. Mô hình này được tạo ra khi ánh sáng Mặt trăng tương tác với các phân tử trong không khí (phân cực) giúp bọ hung đi theo một đường thẳng. Một vài khoảng trời quang mây cũng cung cấp đủ ánh sáng cho chúng trong việc định vị. 

Loài[-]bọ[-]hung[-]lăn[-]phân,[-]nhảy[-]múa[-]theo[-]ánh[-]trăng[-]sao[-]3

Nhóm nghiên cứu tìm thấy các thụ thể đặc biệt trong mắt của chúng, giúp dò ánh sáng Mặt trăng phân cực.

Một thí nghiệm trước đây với loài bọ hung Scarabaeus satyrus cho thấy, vào những đêm không trăng hoặc trời quá nhiều mây, bọ hung không thể di chuyển theo một đường thẳng. Những con bọ này có xu hướng xoay, đi theo đường cong làm cho sự vận chuyển những viên phân càng thêm khó khăn.

Dacke và đồng nghiệp vẫn đang cố gắng để xác định tầm quan trọng của các tín hiệu khác nhau trên bầu trời ảnh hưởng thế nào tới sự di chuyển bọ hung. "Nếu có Mặt trăng, ánh sáng phân cực và dải ngân hà, liệu rằng, bọ hung có di chuyển theo những cách giống nhau?" Dacke nói.


Theo MASK
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Loài bọ hung lăn phân, nhảy múa theo ánh sáng của Dải Ngân hà

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI