»

Thứ hai, 20/01/2025, 17:05:23 PM (GMT+7)

Loài bồ câu ”màu mè” nhất quả đất Tin ảnh

(00:15:40 AM 01/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Ta đã quen với hình ảnh chim bồ câu giản dị với những gam màu đen, trắng, nâu...tuy nhiên loài chim sặc sỡ dưới đây thật khó tin lại lại là họ hàng nhà bồ câu, hơn nữa chúng còn nằm trong danh sách đỏ, cần được bảo vệ mức nguy cấp.

 

Bồ câu Nicoba (tên khoa học: Caloenas nicobarica) là một loài chim thuộc họ Bồ câu Columbidae chủ yếu được tìm thấy tại khu vực Đông Nam Á. Đây là một loài chim rất quý hiếm, được tìm thấy lần đầu tiên tại những hòn đảo nhỏ của quần đảo Nicobar. Chúng là thành viên duy nhất còn tồn tại của chi Caloenas. Tuy nhiên hiện tại số lượng của loài chim quý này vốn đã không nhiều, những năm gần đây lại càng suy giảm nghiêm trọng do bị săn bắt làm chim cảnh và môi trường sống biến đổi, do đó loài này hiện đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng cao.

Đặc điểm hình thái:

Loài chim này có kích thước khá lớn trong họ Bồ câu, chiều dài cơ thể trung bình đạt 40 cm. Đầu có màu xám xanh, có các lông nhọn mọc quanh cổ với kích thước khác nhau. Bộ lông màu tối có ánh thép màu xanh lục và màu đồng tương phản với màu trắng của lông đuôi và dưới đuôi. Đuôi rất ngắn màu trắng sáng. Mắt nâu. Mỏ xám đen. Chân có màu đỏ sẫm. Chim mái hơi nhỏ hơn chim trống, mỏ cũng nhỏ hơn và những chiếc lông nhọn trên cổ cũng ngắn hơn và có màu nâu. Chim non có đuôi màu đen và bộ lông cũng không có ánh kim.

Khu vực phân bố:

 

Phân bố tại các đảo Nicobar, Andaman đến quần đảo Malaisia, Salomon, Timor, Philippine và Côn Đảo (Việt Nam)

 

Chế độ dinh dưỡng:

 

Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại quả và hạt cây.

 

Mô tả chi tiết:

 

Loài chim đẹp và quý hiếm này thường chỉ sống và làm tổ trên các hòn đảo nhỏ ngoài biển, thường gặp tại những khu vực rừng vắng. Chúng kiếm ăn trên mặt đất, ít khi sinh hoạt trên cây. Bồ câu Nicobar thường sống đơn lẻ, theo cặp hoặc thành từng đàn nhỏ. Chúng thường làm tổ tập đoàn trên cùng một loại cây.

 

Chiêm ngưỡng thêm những hình ảnh lộng lẫy của bồ câu Nicobar:

 

 

 

 

 

 

hothai (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Loài bồ câu ”màu mè” nhất quả đất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI