Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Li kỳ chuyện trăn khổng lồ cứu dân bản khỏi bầy thú dữ
(08:26:54 AM 24/01/2013)
Những ngày lang thang ở bản Thín (Xuân Nha, Mộc Châu, Sơn La), tôi nhận thấy rằng, đồng bào trong bản không ưa loài trăn, vì trăn xơi quá nhiều gà, vịt, lợn, dê của đồng bào.
Bản Thín là thung lũng bị kẹp giữa cao nguyên Mộc Châu và dãy Pha Luông huyền thoại. Mộc Châu quanh năm chìm trong mây mù, mùa Đông càng lạnh giá. Dãy Pha Luông cao vời vợi cũng lạnh cóng, trong khi bản Thín luôn ấm áp vào mùa Đông, nên trăn tụ cả về đây.
Xung quanh bản Thín có nhiều quả núi thấp, toàn núi đá, cây cối rậm rạp, hang hốc khắp nơi, là lãnh địa ẩn náu của loài trăn. Đồng bào Thái và Mường ở vùng đất này vừa kính trọng, vừa sợ, lại vừa ghét loài trăn.
Điểm trưởng bản Thín |
Đồng bào kính trọng trăn, vì trong bản lưu truyền một huyền thoại vừa đẹp, vừa bí ẩn về loài trăn cứu người.
Trưởng bản Vì Văn Đoài cho biết, độ chục năm trước, khi con đường vào Xuân Nha còn là đường mòn, bản Thín còn chìm trong đại ngàn hoang thẳm. Chỉ bước chân ra khỏi bản, là đã lạc vào rừng già. Thú hoang, trăn rắn quanh bản rất nhiều.
Bản Thín có 74 hộ dân, với hai dân tộc là Thái và Mường sinh sống. Người Mường mới di cư đến đây từ những năm 70 thế kỷ trước, nhưng người Thái đã định cư ở đất này từ lâu.
Núi Phạ Hằng um tùm cây cối |
Người già trong bản, hiểu nhiều truyền thuyết là cụ Vì Văn Đứng. Đứng bên mép ngôi nhà sàn, chỉ tay về phía dãy Pha Luông huyền thoại, cụ Đứng bảo, bản thân cái tên núi Pha Luông đã mang nhiều bí ẩn.
Ngay dưới chân núi Pha Luông có núi Phạ Hằng, cách bản Thín mấy con dao quăng. Đây là quả núi rậm rạp cây cối, có vô số hang hốc, là vương quốc của loài trăn.
Cụ Đứng là người vinh dự được tham quan động Phong Nha trong Quảng Bình. Cụ bảo: “Dãy núi Pha Luông ở bản mình có vô số hang động đẹp không kém gì ở Phong Nha đâu. Cả đời mình, mấy chục năm lội rừng, trèo hang, nhưng vẫn chưa đi hết hang động núi Hằng, chứ đừng nói hàng ngàn hang động trên Pha Luông”.
Đường vào núi Hằng |
Theo truyền thuyết, dân bản đã được con trăn thần khổng lồ dẫn đường vào hang Hằng trốn bầy thú dữ |
Từ người già đến con trẻ bản Thín đều tôn trọng núi Hằng, coi quả núi đó là chốn linh thiêng tuyệt đối, không ai dám xâm phạm. Đời các cụ đã thờ quả núi ấy, đời con cháu ra sức bảo vệ, nên núi Hằng mãi xanh tươi, cây cối cổ thụ rợp bóng.
Quả núi ấy có vô số hang động, hang nọ thông hang kia, đi cả thế kỷ không hết, nhưng hang đẹp nhất, thiêng nhất, chính là hang Hằng, lấy tên theo quả núi. Vì hang có nhiều trăn, nên lớp trẻ gọi đó là hang trăn. Đôi khi, gọi tên hang Hằng, thì lớp trẻ lại không biết đến.
Truyền thuyết kể rằng, thời trái đất còn hoang sơ, con người sống co cụm thành những bản nhỏ giữa rừng hoang, thì vùng đất này nổi tiếng nhiều thú dữ. Ban ngày, đồng bào kéo nhau vào rừng săn bắn, hái lượm, đêm chui vào những căn lều nhỏ, đốt lửa xua thú dữ. Trong bộ tộc có một tù trưởng là người đứng đầu. Tù trưởng là người giỏi săn bắn nhất bộc tộc.
Đường vào hang Hằng |
Một hôm, thú dữ từ khắp nơi kéo bầy về khu vực bản Thín để tìm cách ăn thịt con người. Hổ, báo, chó sói hàng ngàn con gầm ghè khắp rừng hoang, vây kín bản nhỏ. Chúng chỉ chờ chực con người sơ hở là ăn thịt.
Mặc dù trai tráng trong bản đều là những thợ săn giỏi, nhưng người ít, mà thú hoang thì nhiều, nên con người dần đuối sức, có nguy cơ trở thành mồi cho thú dữ.
Trước mặt dân bản là hàng vạn con thú dữ, sau lưng dân bản là vách đá dựng đứng, không có cách nào vượt qua được. Tiếng kêu khóc não nề cả rừng hoang.
Giữa đêm tối mịt mùng và tuyệt vọng, bỗng một luồng ánh sáng từ trên trời soi xuống làm sáng bừng cả rừng hoang.
Cụ Đứng bảo rằng, những người già bản Thín hiểu rõ về truyền thuyết trăn thần, nên không bao giờ dám bắt trăn ở núi Hằng |
Trong ánh sáng kỳ ảo đó, có một con trăn khổng lồ, thân to như cây nghiến, dài vắt từ thung nọ sang thung kia đang trườn đi. Con trăn khổng lồ đi đến đâu, những dải rừng dạt ra đến đó.
Nghĩ rằng Giàng đã cử con trăn xuống cứu dân bản, nên đồng bào đi theo con trăn. Vách núi dựng đứng bỗng nứt ra thành hang động. Con trăn chui vào hang và biến mất. Vị tù trưởng đã dẫn đồng bào chui vào hang.
Miệng hang nhỏ, nhưng bụng hang rất lớn, lại có vô số ngóc ngách dẫn đi khắp nơi. Điều kỳ lạ là trong hang đó có vô số trăn. Bọn trăn khổng lồ vắt mình trên các mỏm đá, quấn quanh nhũ đá. Chúng hiền lành như cục đất, không sợ người, cũng không tấn công người.
Đi đến giữa hang, thì một con sông lớn hiện ra, nước chảy lấp lánh. Dưới lòng sông, trong bụng hang có vô số cá lớn, cá bé. Đồng bào đánh bắt cá và sống thoải mái trong hang động rộng lớn này.
Tấn công vào trong hang không được, con người lại không chịu ra, bầy thú dữ nản chí nên bỏ đi. Lúc đó, bộ tộc mới chuyển ra ngoài.
Nhớ ơn cứu mạng của Giàng, nên tù trưởng mới gọi dãy núi này là Phạ Hằng, có nghĩa là trăng. Nhờ có ánh sáng của mặt trăng dẫn đường, cùng với trăn thần, mà mọi người tìm thoát được bầy thú dữ.
Trong lòng hang Hằng |
Cũng kể từ đó, đồng bào bản Thín coi loài trăn trong hang Hằng, trên núi Hằng là trăn thần. Vậy nên, đồng bào chẳng bao giờ dám trèo lên quả núi đó, chứ đừng nói chuyện vào hang, lên núi bắt trăn.
Điều đó lý giải vì sao, từ xưa đến nay, ở núi Hằng có rất nhiều trăn khổng lồ. Các cụ già trong bản hiểu rõ truyền thuyết này thì vừa sợ vừa tôn kính loài trăn. Thậm chí, các cụ gọi là ông trăn, chứ không gọi là con trăn.
Tuy nhiên, thế hệ trẻ thì không hiểu rõ về truyền thuyết đó và cũng không sợ trăn. Núi Hằng là núi cấm, là lãnh địa thiêng, dân bản không dám vào, nhưng hễ trăn bò ra khỏi núi, tìm về bản bắt vật nuôi, là họ tóm sống làm thịt, nấu cao.
Ngoài ra, người dân ở nơi khác đến, không tin vào truyền thuyết trăn thần, nên họ cũng không sợ. Không ít người vì lòng tham, đã mò vào hang bắt trăn đem bán. Chính vì thế, loài trăn không còn đông đúc trong hang Hằng như xưa nữa.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.