»

Thứ hai, 25/11/2024, 15:49:10 PM (GMT+7)

Lào Cai: huyện Bắc Hà cấm buôn bán động vật rừng và chim hoang dã

(12:34:26 PM 17/09/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Trước tình trạng săn bắt động vật, nhất là các loại chim rừng có xu hướng gia tăng, UBND huyện Bắc Hà (Lào Cai) có công văn số 611/UBND-HKL, về việc tăng cường quản lý, ngăn chặn tình trạng người dân vào rừng săn bắt trái phép các loại động vật rừng và chim hoang dã.

Buôn bán động vật rừng và chim hoang dã - Ảnh minh họa

 

Công văn giao cho Hạt Kiểm lâm huyện chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an huyện, đội quản lý thị trường, cùng ban quản lý các chợ, chính quyền các xã và thị trấn tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là bà con các dân tộc bản địa không vào rừng săn bắt, bẫy, nuôi nhốt các loại động vật rừng và các loài chim hoang dã để bán tại các chợ phiên trên địa bàn.

 

Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra tại các chợ, để phát hiện và ngăn chặn sử lý kịp thời theo quy định của Pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi săn bắt, nuôi nhốt động vật rừng và các loài chim hoang dã. Kiểm tra, thống kê các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang nuôi nhốt các loài chim hoang dã trên địa bàn, báo cáo Hạt Kiểm lâm huyện để tổ chức hướng dẫn làm thủ tục trình Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai cấp giấy phép đăng ký theo quy định.

 

Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Bắc Hà, Hạt Kiểm lâm đã dán thông báo về việc tăng cường quản lý, ngăn chặn tình trạng người dân vào rừng săn bắt trái phép các loại động vật rừng và chim hoang dã, đem buôn bán tại các chợ phiên trên địa bàn, đặc biệt là chợ văn hoá Bắc Hà, đồng thời cử cán bộ đến khu vực buôn bán chim hoang dã ở các chợ phiên thống kê số lượng người bán. Tuyên truyền, vận động người dân không tổ chức săn bắt, mua bán, vận chuyển các loại động vật rừng và chim hoang dã. Tại chợ phiên Bắc Hà vừa qua, cán bộ Kiểm lâm đã kiểm tra và yêu cầu một số người bán “phóng thích” nhiều chim hoang dã bị săn bắt, nuôi nhốt, đang được mua bán.

 

Hiện một số động vật quý hiếm trên địa bàn huyện Bắc Hà bị săn bắt nhiều vì mục đích thương mại như Cu Ly nhỏ, Sóc bay, cầy Hương, Chích Choè lửa, Khướu cánh đỏ, Khướu ngực đốm, Khướu đầu đen, Khướu đầu xám…, từng bước được xoá bỏ các chợ mua bán chim trên địa bàn.

 

 Đây là hành động cần thiết nhằm bảo vệ các loại động vật rừng và chim hoang dã, nhất là các loại động vật quý hiếm bị săn bắt nhiều sẽ ngày càng kham hiếm hơn. Hành động này nhằm trả lại sự phong phú về đa dạng sinh học cho rừng.                                      

                                                                                               

Lưu Minh Hải
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lào Cai: huyện Bắc Hà cấm buôn bán động vật rừng và chim hoang dã

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI