»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:58:57 AM (GMT+7)

Lần đầu tiên trên thế giới sử dụng thành công thiết bị bay không người lái theo dõi, nghiên cứu tê tê tái thả tại Việt Nam

(21:30:07 PM 20/12/2019)
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên trên thế giới, thiết bị bay không người lái với hệ thống điều khiển vô tuyến đã được sử dụng thành công để theo dõi, nghiên cứu tê tê sau khi tái thả tại Việt Nam.

Lần[-]đầu[-]tiên[-]trên[-]thế[-]giới[-]sử[-]dụng[-]thành[-]công[-]thiết[-]bị[-]bay[-]không[-]người[-]lái[-]theo[-]dõi,[-]nghiên[-]cứu[-]tê[-]tê[-]tái[-]thả[-]tại[-]Việt[-]Nam[-]

Lần đầu tiên trên thế giới sử dụng thành công thiết bị bay không người lái theo dõi, nghiên cứu tê tê tái thả tại Việt Nam 

 

Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã (Save Vietnam’s Wildlife) với Công ty Wildlife Drones từ Australia và được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thông qua Dự án Phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã. 
 
Tê tê là một trong những loài động vật có vú bị buôn bán trái pháp luật nhiều nhất trên thế giới. Do nguyên nhân này mà số lượng cá thể tê tê đang suy giảm nhanh chóng ở Đông Nam Á và châu Phi. Hiện nay ở Việt Nam, Save Vietnam’s Wildlife đã cứu hộ, tái thả hàng trăm cá thể tê tê bị săn bắt và buôn bán trái pháp luật, góp phần bảo tồn loài động vật này. 
 
Trước khi tái thả, tê tê được gắn các thiết bị phát sóng radio cho phép theo dõi hoạt động của chúng. “Chúng tôi mong muốn có thể thu thập dữ liệu nhiều nhất có thể để nghiên cứu một cách đầy đủ về hoạt động của tê tê sau khi tái thả”, ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Save Vietnam’s Wildlife giải thích. 
 
“Từ trước đến nay chúng tôi vẫn gặp phải một vấn đề, đó là chúng tôi phải theo dõi mỗi con tê tê một lần chỉ bằng đường bộ trong một khu vừng rừng rộng lớn và đường đi rất vất vả. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, nên chúng tôi chỉ theo dõi được một số lượng cá thể rất hạn chế”, ông Thái cho biết.
 
Tuy nhiên, khó khăn này đã được giải quyết với việc sử dụng hệ thống theo dõi bằng sóng vô tuyến qua thiết bị bay không người lái do Công ty Wildlife Drones khởi xướng. Với khả năng tìm kiếm nhanh chóng trong một khu vực rộng và xác định đồng thời nhiều cá thể tê tê cùng lúc từ trên không, công nghệ này giúp tiết kiệm thời gian và giảm công sức cho việc theo dõi tê tê. 
 
Tiến sĩ Debbie Saunders, Giám đốc điều hành Công ty Wildlife Drones cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng vì công nghệ của chúng tôi đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc theo dõi các loài động vật nhỏ, ngay cả khi chúng sống ở các rừng có mật độ che phủ dày và thường sống trong các hang đào dưới đất”.
 
“Đây là lần đầu tiên công nghệ của chúng tôi được sử dụng tại vùng rừng nhiệt đới Đông Nam Á và nó đã thể hiện sự hữu dụng khi giải quyết được các thách thức tồn tại lâu nay trong hoạt động theo dõi động vật ở khu vực này”.
 
“Với pháp phương pháp mới này, chúng tôi giờ đây có thể theo dõi, nghiên cứu đến 100 cá thể tê tê cùng một lúc. Điều quan trọng hơn nữa là các thông tin thu thập được sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong công tác tái thả trong tương lai”, ông Nguyễn Văn Thái cho biết. 
 
Việc áp dụng thành công công nghệ hiện đại ở các khu vực xa xôi và khó khăn đã mở ra một thời kỳ mới cho việc theo dõi động vật hoang dã và đặt một cột mốc mới trong lĩnh vực theo dõi các động vật nhỏ bằng sóng vô tuyến, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cứu hộ và tái thả động vật hoang dã. “USAID đang hợp tác với Việt Nam để giải quyết tình trạng buôn bán các loài hoang dã trái pháp luật bằng cách hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo tồn các loài hoang dã. Các dữ liệu theo dõi thu thập được từ công nghệ này sẽ là một dấu mốc quan trọng và là nguồn thông tin đáng tin cậy cho các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật về khả năng thích nghi của tê tê sau khi tái thả về tự nhiên”, ông Christopher Abrams, Trưởng Phòng Môi trường và Phát triển Xã hội của USAID Việt Nam cho biết.
TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG CỘNG ĐỒNG MÔI TRƯỜNG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lần đầu tiên trên thế giới sử dụng thành công thiết bị bay không người lái theo dõi, nghiên cứu tê tê tái thả tại Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI