Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Kỹ năng sinh tồn tuyệt vời của các loài sinh vật biển
(09:19:58 AM 04/10/2013)Cá đuối Manta
Ảnh: Ralph Lee Hopkins
Cá đuối Manta là một tay bơi duyên dáng, chúng bơi ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên thế giới bằng cách vỗ vây ngực to lớn của mình. Ngẫu hứng, những chiếc vây ấy sẽ được sử dụng như đôi cánh giúp chúng bay lên đến tận 2m trên không trung. Cá đuối Manta có rất ít kẻ thù, vài kẻ thù chỉ là như cá mập lớn, do đó cũng không thể hiểu vì sao chúng lại thực hiện những cú nhào lộn trên không như vậy. Vì thỉnh thoảng chúng nhào lộn theo nhóm. Các nhà khoa học phỏng đoán rằng có thể đó chỉ là hành động tán tỉnh hoặc đơn giản chỉ là để vui đùa.
Bạch tuộc Ốc anh vũ giấy
Ảnh: Robert Sisson
Những con cái của loài bạch tuộc lạ thường này thường ẩn mình trong những cái vỏ mỏng, trong suốt và để mình trôi dạt vào các bờ biển. Loài này thường rút vào vỏ để đẻ trứng, nhưng gần đây, cái vỏ ốc đó cũng được biết đến như một chiếc bình chứa khí. Chiếc bình này giúp bạch tuộc leo dễ dàng trên những cây cột nước và không bị chìm. Đây cũng là loài duy nhất được biết đến với tài dùng bọt khí bề mặt để kiểm soát khả năng nổi.
Sên biển xanh
Ảnh: Daniel Coleman
Sên biển xanh là loài động vật thân mềm với màu sắc nổi bật dùng để ngụy trang theo cả hai hướng. Trên bề mặt biển, phần màu xanh phía trên bảo vệ chúng khỏi những con chim biển, trong khi đó, phần màu bạc phía dưới sẽ bảo vệ chúng khỏi kẻ thù từ đại dương. Loài sên này cũng là loài động vật ăn thịt nguy hiểm, ví dụ thức ăn của chúng là loài động vật biển của Bồ Đào Nha. Con sên không hề hấn gì với các tế bào đầy gai của loài này, chúng còn tiêm một loại độc dược vào cơ thể nạn nhân để tự vệ.
Cá cò súng
Ảnh:Tim Laman
Loài cá đầy màu sắc sống ở rặn san hô vùng Polynesia là một trong hàng chục loài cá cò súng. Con cá tự "khóa" mình lại để bảo vệ nó khỏi kẻ thù bằng những cái gai đan xen lẫn nhau hoặc để tự biến nó thành một chỗ ẩn náu. Những ngư dân phát hiện điều này khi họ "mở khóa" con cá bằng cách nhấn vào một cái vây lưng nhỏ. Loài này cũng bảo vệ lãnh thổ của nó rất dữ tợn bằng hàm răng sắc bén. Chúng thường dùng nó để săn các loài nhím biển và động vật có vỏ.
Cá sư tử
Ảnh:Catherine Feam
Một con cá sư tử bơi qua lớp kính của một hồ cá ở Las Vegas. Trong tự nhiên, cái vây ở vai lưng của nó có thể gây ra một vết thương đau đớn và tẩm độc. Những mảng vây kết hợp với màu sắc của con cá và thân hình đầy gai gửi thông điệp với những loài ăn thịt khác ở vùng biển san hô Ấn Độ - Thái Bình Dương "tránh xa ra".
Hải sâm Bắc Cực
Ảnh: Antonina Rogacheva
Hải sâm Bắc Cực vừa được phát hiện gần đây ở vùng biển sâu và là một trong 1250 loài hải sâm biển. Hải sâm biển là loài gần họ với sao biển và nhím biển. Khi bị đe doạ, từng loài hải sâm khác nhau sẽ dùng vũ khí khác nhau để phòng vệ, bao gồm việc trói kẻ thù bằng những dây dính hoặc làm rối loạn chúng bằng cách đẩy cơ quan nội tạng ra khỏi hậu môn.
Cá nhím gai
Ảnh:Jeff Rotman
Với cái tên cá nhím, nó nổi tiếng với những đòn tấn công đầy gai góc để tự vệ. Cơ thể của con cá bao phủ bởi những cái gai nằm phẳng lì trên cơ thể cho đến khi đe doạ xuất hiện. Khi đối mặt nguy hiểm, con cá thổi phồng cơ thể lên làm những cái gai hiện ra. Và trông chúng lúc đó không hề ngon miệng chút nào.
Tôm hùm đỏ
Ảnh: Doug Perrine
Một con tôm hùm đỏ khoe càng sắc bén của nó trên vịnh san hô Gallows ở Belize. Loài giáp xác này có thể đóng càng lại và gây ra tiếng động rất chói tai để làm choáng con mồi. Bong bóng chỉ tồn tại một thời gian ngắn trong cái càng vì bị sức ép quá lớn, chúng tạo ra không chỉ tiếng động mà còn có sức nóng và ánh sáng, tất cả xảy ra chỉ trong vài micro giây.
Cá phù thuỷ Thái Bình Dương
Ảnh:Ken Lucas
Cá phù thuỷ, còn được biết như một loài lươn nhờn. Loài này sống ở vùng nước sâu và không có hàm, răng hoặc dạ dày. Chúng thậm chí không có cả mắt, nhưng bù lại, chúng có khả năng tự vệ cực kì ghê gớm và đôi khi ghê rợn:
Khi bị đe doạ, chúng tiết ra một loại chất nhờn, khá dính và trơn. Loại bùn protein này sẽ khiến kẻ thù không ngon miệng và chẳng buồn ăn chúng nữa. Khi nguy hiểm đã qua, chúng sẽ lau dọn chất nhờn đó bằng cách bò trườn hoặc kéo cơ thể mình ra.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.