Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Kinh hoàng với thịt trâu, bò bơm nước
(09:21:06 AM 21/11/2011)Bơm cả nước ao vào thịt
Nhờ một "đồ tể" tên K đã giải nghệ, 2 giờ sáng, chúng tôi đột nhập vào cơ sở giết mổ ở xã T, huyện Đô Lương, Nghệ An. Cơ sở này do bà P làm chủ, tường cao, cửa đóng kín mít có cả người canh gác. Tại đây, người đến mua sỉ về bán lẻ nhộn nhịp, 5 đồ tể đang lôi từng con bò ra buộc mũi vào chiếc cọc bê tông rồi lạnh lùng giáng chiếc búa tạ vào giữa đầu bò. Con bò chỉ kịp rống lên một tiếng thảm thiết rồi cả khối thịt đổ rầm xuống đất.
Tình trạng giết mổ mất vệ sinh, bơm nước vào thịt để tăng trọng lượng diễn ra khá phổ biến (ảnh minh hoạ). |
Chọc tiết xong, những đồ tể này dùng nhiều ống nhựa dẫn nước to bằng ngón tay, phía đầu được cắm chiếc kim tiêm loại lớn, đâm kim tiêm vào cổ họng bò, có con đâm thẳng vào động mạch để “ăn nước”. Con bò lúc đầu gầy guộc, nhưng được "ăn nước", nên con nào, con nấy béo căng.
Khi những con bò được xẻ thịt ra, những đồ tể này tiếp tục đưa vòi nước gắn kim tiêm chích vào thịt bò. Kim tiêm cắm đến đâu thì từng thớ thịt căng phồng đến đó. Thậm chí phần nội tạng tim, gan… cũng được chích nước cho căng phồng. Người vào mua sỉ thịt trâu bò vẫn bình thản ngồi chờ chủ lò mổ “truyền nước” để lấy thịt.
K bật mí: "Tiếp nước như thế này, để lợi thịt vận chuyển trong thời tiết nắng nóng cũng không bị hao hụt. Thường thì những người nhập sỉ về bán tại các chợ họ sử dụng xi lanh loại lớn để tiếp tục bơm để kiếm lãi. Nhưng họ chỉ bơm vừa, không bơm đến nỗi nước chảy lõng bõng ra ngoài thịt. Còn tại lò mổ, mỗi con bò, người ta thường tiếp nước, bò tăng trọng thêm được khoảng 20-30kg.
Với cách làm ăn kiếm lãi theo kiểu bất chính này các chủ lò mổ ở xã T, Đô Lương ai nấy cũng giàu sụ. Điều đặc biệt nghiêm trọng là một số bà con địa phương phản ánh, trong quá trình truyền nước cho trâu bò, một số chủ lò mổ còn truyền cả nước ao vào thịt bò, chỉ tội người tiêu dùng ăn phải loại thịt bò đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Điều lạ là việc bơm nước để tăng trọng lượng trâu bò diễn ra một cách công khai trắng trợn, diễn ra từ rất lâu nhưng cán bộ thú y, chính quyền địa phương đều không biết.
Sẽ kiểm tra ngay Hiện nay các lò giết mổ gia súc có giấy phép trên địa bàn Nghệ An đều có cán bộ thú y kiểm soát chặt chẽ và đóng dấu kiểm dịch. Nhưng đúng là có một số cơ sở giết mổ chui nên rất khó kiểm soát. Còn việc một số lò giết mổ có giấy phép mà không có cán bộ thú y kiểm dịch ở Đô Lương, chúng tôi sẽ lập tức cho kiểm tra ngay -
Ông Nguyễn Thế Độ - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An |
Khoảng 2 giờ 30 sáng, tất cả các con bò đều được các “đao phủ” xẻ thịt ngổn ngang, có khoảng hơn 40 người đang đồng loạt làm việc tích cực tại điểm giết mổ này. Quan sát, chúng tôi thấy rằng quy trình giết mổ hoàn toàn không đảm bảo an toàn vệ sinh. Thịt trâu, bò xẻ ra được người ta bày ra giữa nền xi măng nhớp nhúa, chưa kể là phần nội tạng cũng không được cho vào chậu, mà họ đổ ngay bên hố nước thải đen ngòm vương vãi phân trâu bò. Mùi xú uế bốc lên nồng nặc, khách hàng tứ xứ nối đuôi nhau vào lấy thịt.
Bà Phan Thị N ở gần lò mổ cho biết: "Hàng ngày, lượng trâu bò tập kết về khá nhiều thải ra cơ man là phân, cỏ, rác… Lượng nước thải hôi thối từ lò mổ được xả thải bừa bãi ra ao hồ, thẩm thấu vào cả nguồn nước sinh hoạt của nhân dân".
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Vinh Hạnh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y huyện Đô Lương cho biết: "Hiện nay, toàn huyện có 19 điểm giết mổ gia súc tập trung. Tuy nhiên, công tác kiểm dịch, kiểm tra ATVSTP chưa được thực hiện, vì các cơ sở này đang trong quá trình tái hoạt động trở lại".
Về vấn đề các chủ cơ sở giết mổ bơm nước vào thịt trâu bò, ông Hạnh nói là không biết và cho rằng không thể quản lý được vì đó là ý thức của các chủ cơ sở giết mổ (!?).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.