Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Kinh hoàng cuộc xâm lấn khủng khiếp của sứa khổng lồ
(16:25:52 PM 21/07/2014)Will Hood, người cao 1m9, bơi cạnh con sứa khổng lồ tại bờ biển Cornwall
Cha của Will, Charles Hoos, người chụp bức ảnh con trai mình cùng với con vật khổng lồ gần núi St Michael, Penzance, cho biết họ đã nhìn thấy một số lượng sứa chưa từng có vào mùa hè này.
“Chúng tôi thường thấy có lẽ chỉ mười mấy con sứa một năm, nhưng tại thời điểm này nó ở mọi nơi!”
Đây không phải là lần đầu tiên trong năm nay sứa thùng tạo ra những tiêu đề đáng chú ý.
Vào tháng năm, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Steve Trewhella đã tìm thấy một gò cao giống như cao su trên một bờ cát dọc bãi biển ở Portland, Dorset, trong khi đi dạo.
Nó trở nên rõ ràng rằng cái khối sáng lấp lánh, sền sệt ấy đo được hơn 50cm, nó chính là một con sứa thùng rất lớn hay còn gọi là Rhizostoma Pulmo, một trong những loài lớn nhất được tìm thấy ở nước Anh.
Nó còn được gọi là “ sứa nắp thùng” do kích thước của chúng, sinh vật này có thể đạt đến kích thước đường kính gần 90cm, và nặng tới 37kg. Hiếm khi nào chúng di chuyền gần đất liền.
Tuy nhiên, Ông Trewhella nói rằng ông ước tính có 5 sinh vật kỳ lạ - kích thước của chúng to lớn và dày, cùng với lớp da đàn hồi, mỏng được tìm thấy trên bãi biển Portland.
Vì vậy, nguyên nhân gì đã gây ra sự gia tăng đáng kinh ngạc này về số lượng sứa thùng ở các vùng biển Anh ? Và chúng ta sợ hãi điều gì từ “ cuộc xâm lược” kì lạ dưới đại dương ?
Các chuyên gia động vật hoang cho rằng những sinh vật này đã bị dạt vào gần bờ bởi sự kết hợp giữa gió mạnh và sự tăng nhiệt độ của nước biển.
Khi các sinh vật xuất hiện với số lượng lớn, nó được biết đến như là “hoa sứa”. Điều này xảy ra khi các dòng hải lưu mạnh mẽ buộc một số lượng lớn sứa di chuyển theo bầy và bơi cùng một hướng.
Sứa thùng, đôi khi còn được gọi là Sứa nắp thùng bởi vì kích thước, nó được ước tính đường kính khoảng 90cm, nặng 37kg.
Những “ bông hoa” có thể bao gồm hàng trăm thậm chí là hàng ngàn con sứa.
Bởi vì loài sinh vật này không có hệ thần kinh trung ương, sứa có quyền kiểm soát hạn chế trong sự di chuyển, nghĩa là chúng được mang đi từ nơi này đến nơi khác – và thậm chí là bị mắc kẹt trên bài biển – bởi sự chuyển động của các dòng đối lưu.
Các nhà khoa học tin rằng những “bông hoa” như ở bờ biển Cornish đang trở nên phổ biến hơn nhiều.
Mặc dù có ít hồ sơ về các quần thể sứa trước đó, nhưng các cuộc điều tra gần đây cho thấy số lượng của chúng đang tăng lên đáng kể.
Một giả thuyết giải thích điều này đó là việc đánh bắt quá mức đã làm giảm số lượng các sinh vật biển, chẳng hạn như cá mòi và cá cơm, gây nên sự cạnh tranh thức ăn, chủ yếu là sinh vật phù du.
Nó cũng có nghĩa là có ít cá hơn trong đại dương như cá trích- loài ăn trứng sứa trước khi trưởng thành.
Loài sứa sống dai đến nỗi một số chuyên gia cảnh báo về một tương lai ngày tận thế khi chúng thống trị hoàn toàn các vùng biển.
Nhà sinh học biển Tiến sĩ Callum Roberts của Anh đã đưa ra giả thuyết, trong vòng 40 hoặc 50 năm, các loài khác sẽ chết đi và đại dương sẽ là ngôi nhà của chỉ loài sứa và tảo.
Suzanne Sheldon, 48 tuổi, tình cờ gặp một con sứa thùng 3 tua khi cô đang dắt chó đi dạo trên một bãi biển ở Dorset vào tháng năm.
Hồi đầu tháng này, hơn 50 con sứa thùng đã trôi dạt vào một bãi biển ở Maenporth, Cornvall và hơn 12 con được thấy ở Weymouth Harbour, Dorset.
Trong tháng 12, điều được tuyên bố đó là việc nhìn thấy sứa ở Ireland đã đạt mức cao nhất trong 25 năm.
Và trong khi sứa thùng là loài vô hại đối với con người, nhưng cũng không thể nói như vậy khi dựa vào những mẫu vật thu được từ vùng biển Anh.
Tháng tám vừa qua, một số loài sứa “ Bờm sư tử” màu đỏ và màu cam đã được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía tây Scotland. Với xúc tua dài tới hơn 30.5 mét, chúng chính là những con quái vật biển. Nó được ghi vào hồ sơ là con vật to nhất, được phát hiện vào năm 1870, có xúc tua dài gần 37m và đường kính hơn 2m. Nọc độc của chúng có thể gây ra vết phồng da nghiêm trọng, co cơ, và có thể gây tử vong cho những người có vấn đề về tim.
Thời gian này năm ngoái, những người đi bơi đã được cảnh báo về những xúc tua cũng như loài sinh vật này sau việc một vài con sứa có tên là Portuguese Man o’ War được nhìn thấy ở Cornwall.
Chúng gây ra vết cắn nghiêm trọng bằng cách chạm xúc tua của mình vào làn da của con người. Ngay cả sau khi nọc độc đã được hút ra khỏi thịt nhưng vẫn còn có thể phát tán nếu da bị cọ xát, gây ra một vết lằn lớn màu đỏ, kèm theo buồn nôn và co giật hoặc thậm chí là tử vong.
Năm 2012, Roland Singh, một ông già 58 tuổi, đã qua đời sau khi bị con sứa Portuguese Man o’ War cắn gần Cape Town.
Tại philiphines, có đến 40 người chết mỗi năm do sứa đốt. Trong số đó loài đốc nhất là “ Sứa hộp Thái Bình Dương”, loài có 24 con mắt và dài tận 3met.
Một vài con sứa Portuguese Man o' War phát hiện ở vùng nước Cornwall năm ngoái. Xúc tua của chúng có thể gây hại cho làn da con người, gây ra vết cắn nguy hiểm và trở nên tệ hơn nếu bị cọ sát.
Sứa Irukandji rất nhỏ, mặt khác, hiếm khi phát triển đến chiều ngang hơn 25mm, nhưng vẫn có thể gây tử vong gần như ngay lập tức vì đường hô hấp bị thắt lại.
Chúng đã di chuyển xung quanh các đại dương, phần lớn bị ảnh hưởng bởi quá trình tiến hóa, ít nhất là 500 triệu năm.
Tên của chúng được sử dụng vào thế kỷ 18 là không đúng. Sứa không phải là “ cá” . Chúng không xương sống và không có hệ tiêu hóa, hệ hô hấp hay hệ thần kinh trung ương khu biệt. Thay vào đó, chúng hấp thụ oxy mặc dù da chúng rất mỏng.
Chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể thông qua một ống cuống giống như treo lơ lửng từ mặt dưới của cơ thể, trong đó có “miệng” của chúng.
Thông thường, chúng ăn sinh vật phù du, động vật giáp xác và trứng cá, một số loài như Sứa bờm sư tử, là loài ăn thịt, ăn những con sứa khác.
“Chúng thật sự đáng chú ý”, Tiến sĩ Peter Richardson, giám đốc chương trình đa dạng sinh học Marine Conservation Society. “Chúng là một sinh vật đơn giản nên chúng tồn tại và phát triển được như bây giờ “
“ Không giống như các sinh vật khác, con sứa phát triển khá tốt trong nước có nồng độ oxy thấp, do đó chũng có thể phát triển mạnh ngay cả trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng”.
Trong khi động vật biển khác đã bị tuyệt chủng, loài sứa vẫn phát triển. Đến nay có hơn 3000 loài, kích thước đường kính từ 1mm đến dưới 2mét.
Nhưng những gì đang diễn ra có nghĩa gì đối với những người đi biển? Tại châu Âu, người ta đã đóng cửa hầu hết các khu nghỉ mát, hủy bỏ những ngày lễ cho hàng ngàn doanh nghiệp trong nước.
Thậm chí một đàn sứa đã buộc đóng cửa một nhà máy điện hạt nhân ở Thụy Điển năm ngoái sau khi chúng gây tắt hệ thống làm mát. Còn tàu đánh cá của Nhật Bản đã bị lật úp bởi con sứa có kích thước bằng tủ lạnh bị mắc trong lưới.
Nếu sự bùng nổ sứa tiếp tục diễn ra, những vùng ven biển buộc phải có những biện pháp thực tế và nghiêm khắc để đẩy lùi những vị khách không mời này.
Sứa Irukandji hiếm khi lớn quá 25mm nhưng có thể giết người khi gây sốc ở cơ quan hô hấp.Với sự sợ hãi này trong tâm trí, các nhà khoa học ở Hàn Quốc đã phát triển cái gọi là robot “ sứa terminator” có thể tuần tra bờ biển.
Mặc dù bản chất vô hại của sứa thùng, ông khuyến cáo bạn nên giữ khoảng cách nếu bạn thấy nó. Nếu bạn không thực sự chắc chắn về cách nhận biết nó, nó có thể là một loài có hại hơn.
Đối với những người bị sứa cắn, phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy vào tính chất của nọc độc và loại sứa nào.
Tiến sĩ Richardson nói: “Điều quan trọng nhất bạn nên nhớ khi bị cắn (chích): sứa thường để lại xúc tua ở trên vết thương của bạn, vì vậy bạn nên rửa vết thương và chườm thêm đá”
Dùng thuốc kháng sinh histamine, cạo da với lưỡi dao không quá bén và áp nước đá vào vùng bị thương, đây là 3 bước được sử dụng để làm dịu vết thương.
Không có cách “chữa bệnh thần kì” nào cho nọc độc của một con sứa cả. Đi tiểu lên vết thương không giúp ích gì, mặc dù người ta hay truyền tai nhau cách này và tin điều đó.
Nhưng nếu bạn bị cắn bởi loài sứa hộp ở nước ngoài – thậm chí gặp một con “ Bờm sư tử” ở nước Anh, chắc chắn bạn phải đi khám bác sĩ.
Trong khi loài sứa đang sinh sôi nảy nở có thể là tin xấu cho những ai thích tắm biển, thì vẫn có một số người ăn mừng. Nhiếp ảnh gia Steve Trewhella nói “Từ quan điểm lịch sử tự nhiên, điều đó thật thú vị. Chúng ta nên nắm lấy cơ hội để có thể nhìn thấy chúng”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.