»

Chủ nhật, 24/11/2024, 07:03:37 AM (GMT+7)

Kinh dị những loài vật "hiếm có khó tìm" trên thế giới Tin ảnh

(14:55:32 PM 23/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Cá rìu, nhện sát thủ, cá buồn rầu, bạch tuộc chăn...là những loài vật "hiếm có khó tìm" trên thế giới
Thế giới sinh vật có vô số điều kỳ lạ. Hãy cùng tham gia cuộc hành trình vào thế giới động vật, quan sát cuộc sống phong phú và hiểu hơn về khả năng về những loài vật này.

1. "Người cá" Olm

Olm là một loài rắn thuộc họ động vật lưỡng cư mù sống trong hang động nước ngầm. Olm có chiều dài từ 20 - 40cm với thân hình mảnh, các chân nhỏ trên có ba ngón tay và chân dưới có hai ngón. 

Những[-]loài[-]vật[-]kinh[-]dị[-]"hiếm[-]có[-]khó[-]tìm"[-]trên[-]thế[-]giới[-]1

Da của Olm này có màu sắc, kết cấu tương tự như của con người và đôi khi chúng thường được ví như là “người cá”. Olm vừa có hệ thống mang ở bên ngoài và phổi bên trong cơ thể nhưng chúng hiếm khi được sử dụng thực sự trong quá trình hô hấp.
 
Những[-]loài[-]vật[-]kinh[-]dị[-]"hiếm[-]có[-]khó[-]tìm"[-]trên[-]thế[-]giới[-]2

Do mắt của chúng nằm sâu dưới lớp da và chúng chỉ nhận biết được một phần nhỏ ánh sáng bên ngoài nên Olm tồn tại ở thế giới bên ngoài thông qua mùi vị và cảm nhận các âm thanh một cách yếu ớt.

2. Bạch tuộc chăn

Bạch tuộc chăn có 3 trái tim, 1 mỏ ẩn giống như con vẹt, nước bọt chứa nọc độc. Chúng còn có khả năng thay đổi màu sắc và kết cấu làn da dễ dàng với tốc độ nhanh chóng. Vì thế, nhiều người cho rằng, bạch tuộc chăn không khác gì một loài động vật đến từ hành tinh khác.

Những[-]loài[-]vật[-]kinh[-]dị[-]"hiếm[-]có[-]khó[-]tìm"[-]trên[-]thế[-]giới[-]3


Những[-]loài[-]vật[-]kinh[-]dị[-]"hiếm[-]có[-]khó[-]tìm"[-]trên[-]thế[-]giới[-]4

Ngoài những chiếc tua bình thường, loài bạch tuộc này cái còn sỡ hữu thêm 2 chiếc tua dài hơn, gắn liền bên trong đó là 1 chiếc màng. Khi cảm thấy bị đe doạ, chúng sẽ xòe cái màng để tự vệ và đọ độ lớn với đối thủ. 

3. Cá Blobfish "buồn rầu"

Loài cá Blobfish sống ở các vùng biển thuộc châu Úc, có bề ngoài kỳ dị giống như giọt nước. Cá Blobfish dài 30,48cm, sống ở dưới đáy biển, ở độ sâu khoảng 800m. 

Những[-]loài[-]vật[-]kinh[-]dị[-]"hiếm[-]có[-]khó[-]tìm"[-]trên[-]thế[-]giới[-]5

Cơ thể của loài cá kỳ dị này lúc nào cũng “phồng rộp” lên, nó có một cái đầu và mũi rất to, miệng trĩu nặng xuống. Chính vì vậy mà nhiều người đã gọi cá blobfish bằng một cái tên khác “cá buồn rầu”.

Những[-]loài[-]vật[-]kinh[-]dị[-]"hiếm[-]có[-]khó[-]tìm"[-]trên[-]thế[-]giới[-]6

Loài “cá buồn rầu” này sống ở độ sâu cùng với những sinh vật được cho là “đặc sản” của đại dương như cua bể, tôm hùm... Bên cạnh đó, chúng có làn da mỏng, di chuyển lại chậm chạp, rất dễ bị mắc lưới của tàu đánh cá. 

4. Nhện sát thủ (Assassin spider)

Sở hữu cái tên đáng sợ, nhưng loài nhện này chỉ dài khoảng 2mm, con trưởng thành dài chưa đến 2cm và hoàn toàn vô hại với con người. 

Những[-]loài[-]vật[-]kinh[-]dị[-]"hiếm[-]có[-]khó[-]tìm"[-]trên[-]thế[-]giới[-]7

Nhện sát thủ khét tiếng tàn bạo với những răng nanh đầy nọc độc bên trong hàm cực kỳ to khỏe. Chúng có chiếc mỏ dài nên cổ của loài này cũng phát triển theo để chịu được trọng lực của chiếc mỏ ấy.
 
Những[-]loài[-]vật[-]kinh[-]dị[-]"hiếm[-]có[-]khó[-]tìm"[-]trên[-]thế[-]giới[-]8

Không những thế, chiếc cổ còn thích hợp cho chúng tấn công con mồi từ một khoảng cách khá xa. Nhện sát thủ được tìm thấy ở châu Âu trong những năm 1840, thức ăn của loài này chủ yếu là nhện. 

5. Hatchetfish (cá rìu)

Nhìn bề ngoài, trông sinh vật này như đang than khóc dưới nước vì một lời nguyền nào đó nhưng trên thực tế, đây là cá hatchetfish (cá rìu). Chúng xuất hiện nhiều vào ban đêm và sống ở dưới đáy biển sâu. 

Những[-]loài[-]vật[-]kinh[-]dị[-]"hiếm[-]có[-]khó[-]tìm"[-]trên[-]thế[-]giới[-]9

Những[-]loài[-]vật[-]kinh[-]dị[-]"hiếm[-]có[-]khó[-]tìm"[-]trên[-]thế[-]giới[-]10

Sống trong vùng không có ánh sáng nên mắt của cá rìu phải rất tinh để có thể tìm thấy thức ăn. Trên người nó được bao phủ một lớp màu bạc có thể phát sáng để dụ dỗ con mồi và trốn tránh kẻ thù. Mặc dù có thân hình mỏng, dài 12cm nhưng sức tấn công đối phương của chúng lại rất lớn. 

6. Sâu bướm Hemeroplanes 

Loài sâu bướm này quả là một kiệt tác của thiên nhiên. Bạn chỉ có thể tìm thấy loài sâu bướm đặc biệt này trong những khu rừng mưa ở Mexico và Trung Mỹ. 

Những[-]loài[-]vật[-]kinh[-]dị[-]"hiếm[-]có[-]khó[-]tìm"[-]trên[-]thế[-]giới[-]11

Sinh vật này nhỏ bé và có màu sắc rất bình thường nhưng khi bị tấn công, nó trải qua một sự chuyển đổi đáng kinh ngạc. Sâu bướm sẽ nâng cao nửa trên của cơ thể rồi thổi phồng để trông giống như một con rắn.

Những[-]loài[-]vật[-]kinh[-]dị[-]"hiếm[-]có[-]khó[-]tìm"[-]trên[-]thế[-]giới[-]12

Không chỉ bắt chước chiếc "đầu hình tam giác, cặp mắt hung dữ và vảy sáng bóng hoàn hảo”, loài sâu bướm này cũng giả vờ phun nọc độc vào kẻ thù. Tuy nhiên, loại nọc độc này thực sự vô hại với con người.


Theo MASK
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kinh dị những loài vật "hiếm có khó tìm" trên thế giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI