Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Kì lạ bướm lai giữa hai loài khác nhau
(19:47:56 PM 17/09/2011)Nhóm nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy bằng chứng chứng minh cha mẹ của loài Appalachian chính là bướm Canadian Tiger Swallowtail và Eastern Tiger Swallowtail. Sự lai giống này không phải là cách truyền thống mà các loài mới được sinh ra.
“Làm thế nào mà loài mới này lại xuất hiện là một trong những câu hỏi trung tâm của sinh học tiến hóa”, nhà nghiên cứu Krushnamegh Kunte đến từ Đại học Harvard nói. “Qúa trình lai tạo khá phổ biến ở thực vật, nhưng có rất ít trường hợp được tiến hành trên động vật”
Bướm Appalachian Tiger Swallowtail (hay còn gọi là Papilio appalachiensis) là một loài bướm ngày thuộc họ bướm phượng chỉ có mặt ở dãy núi Appalachian, chạy dọc theo rìa phía đông Bắc Mỹ.
Một con bướm Appalachian Tiger Swallowtail đực đang hút mật hoa đỗ quyên trên đỉnh Spruce Knob, W.Va. (Ảnh: Krushnamegh Kunte) |
Cùng dải phân bố với chúng là loài bướm Eastern Tiger Swallowtai. Loài này thích sống ở khu vực có thời tiết ấm áp và ở độ cao thấp hơn. Trong khi đó, bướm phượng Canadian Swallowtail thì ngược lại, chúng thường được tìm thấy ở nơi cao và có khí hậu lạnh hơn.
Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu di truyền của ba loài và xác định được rằng loài Appalachian có chứa gene của cả Eastern Tiger Swallowtail và Canadian Tiger Swallowtail.
Bướm Appalachian đã giữ lại những nét đặc trưng từ cha mẹ chúng, bao gồm khả năng vừa có thể sống ở vùng khí hậu lạnh hơn lại vừa tồn tại được trong vùng ấm hơn.
Những con bướm lai giữa loài Canadian và Eastern nhiều khả năng xuất hiện từ 100.000 năm trước đây. “Đó không phải là một khoảng thời gian quá dài”, ông Kunte, nhà nghiên cứu tại trường Đại học Texas, Austin cho biết. “Nhưng chúng tôi vẫn nhận thấy rằng con Appalachian đã được phân lập đủ lâu để có một số đặc điểm di truyền khác so với loài cha mẹ của chúng”.
Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng hầu hết các loài được sinh ra từ sự biến hóa dần dần của một loài thành hai nhóm riêng biệt không giống nhau, hoặc từ sự tích tụ những khác biệt di truyền. Có thể đây là cách mà loài bướm phượng Canadian và Eastern trở thành hai loài khác nhau khoảng 600.000 năm trước đây.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí PLoS Genetics.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.