»

Chủ nhật, 24/11/2024, 03:27:31 AM (GMT+7)

Khước từ lệnh cấm buôn bán gấu trắng quy mô quốc tế

(15:08:45 PM 10/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Một cuộc họp của các chính phủ trên thế giới về động vật hoang dã đã khước từ lệnh cấm buôn bán gấu trắng quy mô quốc tế, bất chấp việc ngày càng có nhiều lo ngại cho loài động vật ăn thịt trên cạn lớn nhất thế giới này.


Loài động vật ăn thịt trên cạn lớn nhất thế giới

Một đề xuất của Mỹ nhằm đưa thêm loài gấu sống ở vùng cực vào Phụ lục I của Công ước Quốc tế về Buôn bán các giống loài đang bị đe dọa (CITES) đã bị bác với tỷ lệ 42 phiếu chống và 38 phiếu thuận, với 46 phiếu thắng trong hội nghị với nhiều nước tham dự tại Bangkok.

Gấu trắng vùng cực hiện đang nằm trong Phụ lục II của CITES, có nghĩa việc buôn bán loài động vật này trên quy mô quốc tế bị kiểm soát chặt. Nhưng Mỹ cùng Canada, Nga, Đan Mạch và NaUy, những nơi đang là nhà của 20.000 - 25.000 con gấu trắng vùng cực của thế giới, đã muốn cấm toàn bộ hoạt động buôn bán loài động vật này.

"Gấu vùng cực đang đối diện với một tương lai ác nghiệt và ngày hôm nay chỉ đưa tới thêm nhiều tin xấu mới. Việc tiếp tục săn bắn gấu trắng Bắc Cực để hỗ trợ hoạt động buôn bán quốc tế không hề mang tính bền vững," Dan Ashe, giám đốc Cơ quan dịch vụ ngư nghiệp và động vật hoang dã Mỹ nói.

Đề xuất của Mỹ, vốn cần sự ủng hộ của đa số các chính quyền để được thông qua, có thể sẽ được xem xét lại tại phiên họp toàn thể của CITES với 178 thành viên. Một nỗ lực cấm tương tự từng được triển khai tại hội nghị CITES gần đây diễn ra vào năm 2010 nhưng không thành công.

Khoảng một nửa trong số gần 800 con gấu trắng vùng cực bị giết mỗi năm đã được đem bán trên thị trường buôn bán quốc tế. Theo các chuyên gia, phần lớn trong số chúng là gấu hoang dã ở Canada.

Những con vật này được đánh giá cao vì bộ da và lông của chúng, đặt biệt là tại Nga. Ngoài ra người ta còn sử dụng các phần thi thể khác như sọ của gấu, các móng vuốt và răng gấu.

Gấu trắng vùng cực thường được xem là loài độn vật ở tuyến đầu của hiện tượng Trái đất ấm lên và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng tan băng ở các vùng cực. Các cuộc tranh luận của CITES tập trung vào các mối đe dọa mới nhằm vào các loài đã đề cập tới trong danh sách được buôn bán quốc tế của công ước.

Nhưng cả CITES lẫn một số tổ chức bảo tồn lớn như Traffic và WWF đều không ủng hộ đề xuất của Mỹ, nói rằng việc mất môi trường sống từ sự thay đổi khí hậu hiện vẫn là mối đe dọa lớn nhất nhằm vào gấu vùng cực.

Canada, nước có lượng gấu vùng cực lớn nhất, đã phản đối lệnh cấm. Nước này viện lý do cần phải bảo tồn truyền thống của người Inuit - một tộc người thổ dân thiểu số thường sống ở phía Bắc đất nước.

Theo VNP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khước từ lệnh cấm buôn bán gấu trắng quy mô quốc tế

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI