»

Thứ hai, 20/01/2025, 12:13:27 PM (GMT+7)

"Khóc" cho bầy khỉ vàng cuối cùng ở Hải Dương

(20:59:53 PM 02/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Theo ông Đích, hiện tại, trên núi Mìn chỉ còn 4 đàn khỉ vàng, có đàn 8 con, đàn 10 con. Xưa kia, trên những quả núi này, có hàng trăm đàn, đàn nhiều có tới 60 khỉ.

 Như đã nói ở kỳ trước, tôi hết sức bất ngờ, khi ở Hải Dương, một tỉnh chỉ có vài rông núi thấp lô nhô giữa cánh đồng, chả còn rừng rú gì nữa, vậy mà có một “vương quốc khỉ lông vàng”. 

Nhưng điều đau lòng là, dù chính quyền đều biết đến sự tồn tại của nó, nhưng không ai bảo vệ. Vì lợi ích kinh tế, người ta mặc kệ đàn khỉ. Đàn khỉ được giao cho ông trưởng thôn trông giữ, nhưng là chỉ giao mồm vậy thôi, chứ chẳng có chính sách, lương bổng gì. Ai xách súng vào bắn khỉ thì ông trưởng thôn cũng chỉ xua đuổi là cùng. Nhưng thợ săn chưa bắn chết khỉ, hạ độc khỉ, thì các nhà máy cũng nổ mìn phá núi cướp mấp nơi ở của chúng.

 

Lời[-]ai[-]điếu[-]cho[-]bầy[-]khỉ[-]vàng[-]cuối[-]cùng[-]ở[-]Hải[-]Dương
Những quả núi ở Tử Lạc đang bị bóc dần, bụi bay mù mịt, trắng xóa. 


Trưởng thôn Tử Lạc (Minh Tân, Kinh Môn, Hải Dương), anh Đào Văn Mạnh, đạp chiếc Win 100 cũ nát nổ bình bịch, chở tôi đi một vòng quanh nơi từng là “Hạ Long trên cạn”. Đi mãi, đi mãi, chỉ thấy bụi mịt mờ, những quả núi trắng phau, vì đã bị bóc sạch lớp đất, cây cối, những quả núi bị mìn nổ nham nhở.

Anh Mạnh dẫn tôi đến một khe núi, mà dân làng gọi là Áng Chuối. Theo anh Mạnh, đó là áng cực đẹp, nhiều hang động, có cả con suối chảy ra từ hang, phải chèo thuyền mới vào được. Áng Chuối có núi Mìn, là nơi các nhà máy cất giữ mìn, nên chưa khai thác. Đàn khỉ đã bị dồn cả vào quả núi này. Tôi đang loay hoay chụp ảnh, thì mấy bảo vệ xông ra tuyên bố: Cấm chụp ảnh!

 

Lời[-]ai[-]điếu[-]cho[-]bầy[-]khỉ[-]vàng[-]cuối[-]cùng[-]ở[-]Hải[-]Dương
Áng Chuối, có núi Mìn, là nơi cất giữ mìn, chưa bị phá. Đây cũng là nơi trú ngụ cuối cùng của đàn khỉ vàng. 


Tôi và anh Mạnh tiếp tục vòng ra phía bên kia quả núi Mìn, sát sông Hàn, rồi vào con đường hun hút, cheo leo trên sườn núi. Trong khe núi là căn nhà của vợ chồng bà Trần Thị Hiền và ông Phạm Văn Năng. 

Bà Hiền chỉ hòn đá to tướng nằm giữa sân và bảo, năm ngoái, người ta nổ mìn ở bên kia quả núi, mà một tảng đá bằng cái thúng bay qua đỉnh núi, rơi trúng bếp nhà bà, làm bếp sập hoàn toàn. 

Nhìn căn nhà nhỏ xíu, mà có tầng hai chon von, tôi thấy lạ lùng. Bà Hiền bảo, ngày xưa xây ngôi nhà nhỏ, cả nhà cùng ở, nhưng đêm nào rắn độc cũng mò về, sợ quá, nên phải cơi chòi rồi ở cả bên trên. Núi này lắm rắn, nhiều trăn.

 

 

Lời[-]ai[-]điếu[-]cho[-]bầy[-]khỉ[-]vàng[-]cuối[-]cùng[-]ở[-]Hải[-]Dương
Bà Hiền chỉ nơi bọn khỉ thường về. 


Vợ chồng bà vào khe núi này ở từ năm 1980. Thời điểm đó, khỉ nhiều vô kể, từng đàn lớn bé, ngày ngày chạy nhảy, hót hét trên núi. Chúng kéo nhau về vườn nhà bà phá phách, bứt hoa quả ăn, thậm chí chạy dọc bờ ao đuổi gà. 

Mấy năm trước, vẫn còn cả chục đàn, thường xuyên về rông núi sát nhà bà. Bà còn nhớ mặt mũi từng tên khỉ độc, từng đàn có bao nhiêu con. Thế nhưng, mấy năm nay, người ta bắn mìn nhiều quá, thợ săn cũng giết hại khỉ nhiều, chả ai quan tâm bảo vệ chúng, nên chúng hao hụt rất nhiều. 

Thời gian gần đây, bọn khỉ ít xuất hiện. Ngày nào mìn cũng nổ đùng đoàng, nên bọn chúng sợ hãi, trốn sâu trong hang, ít ló mặt ra. 

 

Lời[-]ai[-]điếu[-]cho[-]bầy[-]khỉ[-]vàng[-]cuối[-]cùng[-]ở[-]Hải[-]Dương
Núi Mìn, quả núi duy nhất còn sót lại ở Tử Lạc, là nơi bầy khỉ trú ngụ. 


Rời sườn Đông núi Mìn, tôi và anh Mạnh vòng ra con đường nhỏ xíu sát mép sông Hàn. Để đi qua con đường này, buộc phải qua nhà ông Hoàng Văn Nhĩ. Ông Nhĩ đặt một cái lồng nhốt khỉ ngay bờ sông. Hóa ra, năm trước, một chú khỉ con bị lạc mẹ, mò về nhà ông, thế là ông… giữ nó ở nhà cho vui. Hàng ngày, vợ chồng già có con khỉ làm bạn, vui đáo để. Ở với ông hóa ra nó lại an toàn tính mạng.

Ông Nhĩ sống ở đây đã mấy chục năm, nên ông nắm rất rõ tập tính của bọn khỉ lông vàng trên mấy quả núi sau nhà ông. Theo ông, từ xưa, người dân quanh vùng đã thường xuyên săn khỉ về làm thịt, nấu cao. 

 

Lời[-]ai[-]điếu[-]cho[-]bầy[-]khỉ[-]vàng[-]cuối[-]cùng[-]ở[-]Hải[-]Dương
Ông Nhĩ và chú khỉ lạc bầy. 


Hai người nổi tiếng săn khỉ là ông Cải và ông Đích. Ông Cải chết rồi, ông Đích thì cũng đã giải nghệ. Hai ông có cách săn khỉ khá đơn giản, chỉ đặt lồng như cái bẫy, cho thức ăn vào. Bọn khi vào bẫy ăn, lồng úp xuống, thế là thành “tù binh”.

Nhưng ngày đó, bọn khỉ sống ở không gian rộng, nên săn cũng khó. Giờ bọn khỉ bị dồn từ chục quả núi, về mỗi quả núi Mìn thấp lè tè này, là cơ hội để đám thợ săn tiêu diệt.

Chính mắt bà Hoàng Thị Phấn, vợ ông Đích, nhìn thấy một đàn khỉ bơi qua sông Hàn, sang trú ngụ quả núi bên huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). Thế nhưng, quả núi bên đó giờ cũng bị phá nát rồi, nên chắc bọn chúng cũng chết sạch.

 

Lời[-]ai[-]điếu[-]cho[-]bầy[-]khỉ[-]vàng[-]cuối[-]cùng[-]ở[-]Hải[-]Dương
Chú khỉ nghịch ngợm quá, phá phách lung tung, nên ông Nhĩ phải nhốt vào lồng. Ở với ông Nhĩ, bà Phấn, chú khỉ này lại an toàn hơn. 


Từ nhiều năm nay, có một nhóm thợ săn bên Thủy Nguyên vẫn bơi thuyền sang núi Mìn săn khỉ. Sợ người dân xua đuổi, nên họ không dùng súng, mà dùng bả chuột đánh khỉ.

Theo ông Đích, bố con anh Lại, ở Thủy Nguyên là sát thủ giết nhiều khỉ nhất. Bố con anh này thường xuyên mò lên núi rải chuối, thóc đã tẩm bả chuột ở những nơi bọn khỉ thường xuyên qua lại. 

Loài khỉ lông vàng có đặc tính rất đặc biệt, đó là, khi trúng độc, nó sẽ cố gắng lết về nơi bầy đàn ở để chết. Vậy nên, dù rải bả chuột khắp núi, song chỉ việc mò lên hang đàn khỉ trú ngụ, có thể gom được ối xác khỉ về nấu cao.

Bản thân ông Đích đã nhìn thấy bố con anh này nhiều lần vác cả bao khỉ xuống núi, nhưng ông không làm gì được. Có lần, thấy bố con anh ta vác khỉ xuống phà sang bên kia sông, ông đã điện cho anh Mạnh đuổi theo thu lại, nhưng khi anh Mạnh đến, anh ta đã chạy mất.

Hồi năm ngoái, cậu con trai anh Lại lên núi rải bả, đã trượt chân, ngã xuống vực chết. Từ đó, không thấy anh này sang bắt khỉ nữa.

 

Lời[-]ai[-]điếu[-]cho[-]bầy[-]khỉ[-]vàng[-]cuối[-]cùng[-]ở[-]Hải[-]Dương
Ngoài trưởng thôn Đào Văn Mạnh thì chẳng cán bộ nào quan tâm đến sự sống chết của bầy khỉ vàng. 


Theo ông Đích, hiện tại, trên núi Mìn chỉ còn 4 đàn khỉ lông vàng, có đàn 8 con, đàn 10 con. Xưa kia, trên những quả núi này, có hàng trăm đàn, đàn nhiều có tới 60 khỉ.

Loài khỉ lông vàng ở đây khá nhỏ, mỗi con chỉ độ 10 đến 12kg. Riêng khỉ độc thì lớn hơn, khoảng 20kg. Mỗi đàn một lãnh địa riêng. Giờ chúng bị dồn vào một quả núi, địa bàn ít, đi kiếm ăn thường xuyên gặp nhau, tranh giành lãnh địa, đánh nhau chí chóe. Chúng quăng nhau từ đỉnh núi văng xuống chân núi mà không hề hấn gì.

Theo trưởng thôn Đào Văn Mạnh, đã có vài đoàn từ trên tỉnh tìm về nghiên cứu đàn khỉ trên núi Tử Lạc. Họ cũng quay phim, chụp ảnh được rất nhiều khỉ. Nhưng quay, chụp xong thì đi biệt tăm, chả thấy có ý kiến phản hồi gì, rằng có bảo tồn hay không.

Mấy ông cán bộ này cũng chỉ dặn anh Mạnh hãy cùng nhân dân trông nom đàn khỉ này, nếu gặp bọn săn bắn thì xua đuổi và báo cáo kiểm lâm. Họ chỉ dặn thế rồi đi biệt. 

 

Lời[-]ai[-]điếu[-]cho[-]bầy[-]khỉ[-]vàng[-]cuối[-]cùng[-]ở[-]Hải[-]Dương
Ông Nguyễn Văn Nguyện: "Chẳng có cách nào cứu được đàn khỉ" 


Ông Nguyễn Văn Nguyện, nguyên Bí thư xã Minh Tân, giờ là cán bộ Mặt trận thôn Tử Lạc, được giao nhiệm vụ viết điếu văn cho đám ma, nhìn mấy rông núi bị bắn mìn nham nhở mà thở dài: “Chẳng bảo tồn được đâu. Chẳng giữ được đàn khỉ đâu. Đàn khỉ không bị bắn chết thì cũng bị xua đuổi khỏi quả núi đấy thôi. Làm gì có chỗ nào cho chúng nó trú ngụ nữa. 

Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đặt ở đây, thì họ đã nhòm mấy quả núi ấy rồi. Đến quả núi có chùa, có động, có bia cổ khắc vào vách đá, rồi có di tích Hang Dơi từng nuôi giấu hàng ngàn bộ đội, cất giữ hàng vạn tấn vũ khí họ còn đòi nghiền ra làm xi măng, thì cái núi khỉ kia họ có coi ra cái gì. Vài năm nữa thì đàn khỉ sẽ biến mất”.

Lời than thở của ông Nguyện là lời bất lực. Có lẽ, đó cũng là lời ai điếu cho bầy khỉ lông vàng duy nhất và cuối cùng ở tỉnh Hải Dương. 

  Khỉ vàng sống trong nhiều kiểu rừng khác nhau, thích hợp rừng gỗ nhiều tầng trên núi đá, dọc theo các con sông hồ ven biển. Vùng sống thường ổn định. Sống đàn từ 20 - 50 con với 10 - 15% con đực trưởng thành, 30 - 35% con cái trưởng thành, 25 - 30% con bán trưởng thành và 20 - 25% con non. 

Đầu đàn là một con đực to, khỏe nhất và quản lý mọi sinh hoạt của đàn. Kiếm ăn ngày 2 buổi sáng và chiều, tr¬ưa nghỉ. 

Mùa đông ngủ hang, mùa hè ngủ trên cây ngoài cửa hang. Vận động nhanh nhẹn cả trên cây lẫn dưới đất. Bơi lội tốt. Hoạt động của đàn khỉ vàng rất náo nhiệt, th¬ường phát tiếng kêu chít, chít hoặc hít, hít khi kiếm ăn. 

Khỉ vàng ăn tạp. Thức ăn là chồi lá non và quả các loài cây trong rừng và các loài cây lương thực phẩm trên bãi (ngô, sắn, đu đủ...) và một số loài động vật (trứng chim, nhện, cào cào...). Còn gặp khỉ vàng xuống bãi biển ăn tôm, hà, vẹn…

Khỉ vàng động dục hàng tháng, sinh sản quanh năm như¬ng tập trung từ tháng 4 đến tháng 9. Mang thai 165 - 175 ngày. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ một con. Thời gian bú sữa của khỉ con 12 tháng. 

Khỉ vàng là loài có số lượng thấp, được luật pháp bảo vệ ở nhóm IIB thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP, là nhóm động vật hoang dã hạn chế sử sụng vì mục đích thương mại.

Phạm Ngọc Dương (VTC)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Khóc" cho bầy khỉ vàng cuối cùng ở Hải Dương

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI