Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Khám phá sự kỳ diệu của tê giác
(23:04:45 PM 17/06/2012)
|
Bí ẩn địa y: "Thần dược" từ sừng tê giác hay.. đất?
Nước ta khởi thủy là vùng đầm lầy, là một trong những quê hương của loài tê giác, trong khi Trung Quốc hầu như không có tê giác. Do tổ tiên ta chủ yếu lấy sừng của những con tê giác chết già, nên số lượng tê giác ở Việt Nam trước chiến tranh vẫn rất nhiều, cho đến những năm 60 của thế kỷ trước người ta vẫn nhìn thấy tê giác trong những cánh rừng ở Đà Lạt và nhiều nơi khác.
Tổ tiên ta do quá quen thuộc với loài tê giác, nên đã có một quá trình theo dõi, quan sát lâu dài và đúc kết thành những tài liệu rất quý giá về chúng. Những tài liệu thú vị này hiện còn ghi rõ trong sách Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính:
Trước hết, tê giác là một nhà gieo trồng và bảo vệ thực vật tốt nhất, là một nhà nông nghiệp đại tài. Thức ăn của tê giác là cỏ, cây lá và một số trái cây chín rụng (tê giác không bao giờ ăn trái còn dính trên cây). Khi di chuyển từ khu vực có thú ăn cỏ sang khu vực có thú ăn thịt, phân của nó sẽ phát tán các hạt hoặc mầm cây cỏ khiến cho thảm thực vật được cân bằng. Rất nhiều loài cây nếu không có tê giác thì không phát tán được.
Điều kỳ thú nữa là sự phát tán cây cỏ của tê giác còn được tiếp tay bởi chó sói. Vùng nào có tê giác, vùng đó thường có chó sói, vì chó sói rất thích ăn phân và liếm nước tiểu của tê giác. Phân và nước tiểu tê giác giúp chó sói cân bằng thể trạng và chữa nhiều bệnh tật. Chó sói ăn phân tê giác có chứa những hạt, mầm, chó sói sẽ thải những hạt, mầm đó qua phân đến những khu vực có độ cao mà tê giác không tới được.
Vai trò quan trọng thứ hai là cân bằng các loài thú ăn cỏ và thú ăn thịt, chống việc thú ăn cỏ bị thú ăn thịt lạm sát. Như đã nói, trừ con người ra, tê giác không có bất cứ kẻ thù nào, ngược lại các loài thú dữ đều sợ tê giác. Vùng nào có tê giác, sư tử, hổ, báo không làm loạn được. Tổ tiên ta đã quan sát được điều kỳ diệu này ở loài tê giác: Vùng nào có thú ăn cỏ nhiều, tê giác sẽ dạt đi chỗ khác, thú ăn thịt đến đó. Khi vùng đó thú ăn cỏ giảm đi (do bị ăn thịt), thú ăn thịt nhiều lên, tê giác sẽ quay trở lại, khi ấy thú ăn thịt sẽ dạt đi nơi khác, lượng thú ăn cỏ còn lại sẽ được bảo toàn.
Vai trò quan trọng thứ ba của tê giác là chống cháy rừng, hiện nay cả thế giới đều xác định được điều đó. Có thể nói tê giác là nhà phòng cháy chữa cháy kiệt xuất. Nó phát hiện đám cháy rất nhanh và chỗ nào có lửa là tê giác xông đến dập tắt, bất kể lúc nào. Tổ tiên ta đã quan sát và kết luận ít nhất có tới 95% các vụ cháy rừng là do tê giác phát hiện và dập tắt. Bởi vậy ngày xưa các thợ săn cũng như những người đi tìm trầm ở trong rừng ban đêm không bao giờ đốt lửa. Cứ phát hiện ra mùi lửa là tê giác tới.
Vai trò quan trọng thứ tư của tê giác là một thầy thuốc giỏi. Phân và nước tiểu của tê giác vừa có tác dụng khử uế môi trường, vừa là một thứ dược liệu. Không chỉ chó sói mà nhiều loài thú khác đều thích ăn phân và liếm nước tiểu của tê giác để chữa bệnh. Các loài thú và côn trùng sống trong vùng có tê giác không con nào bị bệnh. Đặc biệt, phân và nước tiểu tê giác có tác dụng rất tốt đối với thảm thực vật xung quanh, cây cối trong vùng này không những không bị sâu bệnh mà còn tăng hàm lượng dược liệu, rất quý đối với con người.
Nay loài tê giác đang có nguy cơ bị tuyệt diệt, sự suy thoái của môi trường sống và sự mất cân bằng về địa y tuy mắt thường không thấy được, nhưng sẽ để lại những di hại không biết đến bao giờ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.