Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ ba, 25/02/2025, 23:36:42 PM (GMT+7)
Khám phá những hòn đảo dành riêng cho mèo, thỏ, chuột 
(15:41:49 PM 07/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Trên những hòn đảo này chỉ toàn các chú mèo, thỏ đáng yêu hoặc những tên "sát thủ" gặm nhấm khổng lồ...
>> Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam >> Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 >> Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông >> Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí >> Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
Tashirojima là một hòn đảo nhỏ ở phía Đông Bắc bờ biển Nhật Bản. Trước đây chỉ có khoảng 100 người sống trên đảo nhưng nay, dân cư đã đông đúc hơn nhờ vào số lượng mèo hoang có mặt trên đảo. Nhờ có chúng mà hòn đảo trở nên nổi tiếng với tên gọi “Đảo mèo”.
Những con mèo không phải có nguồn gốc ban đầu ở Tashirojima, mà chúng được mang đến hòn đảo này cách đây nhiều thế kỷ nhằm bắt chuột để bảo vệ ngành công nghiệp tơ tằm thịnh vượng nơi đây.
Sau đó, những con mèo đã nhanh chóng có được tình cảm và sự ngưỡng mộ của ngư dân nhờ vào khả năng kỳ lạ khi dự đoán các cơn bão. Không chỉ có vậy, chúng còn "chứng thực" tin đồn về khả năng dự báo thiên tai bằng cách di chuyển đến vùng đất cao hơn trước khi sóng thần xảy ra.
2. Đảo Okunoshima (Nhật Bản)
Cách bờ biển Nhật Bản 3km ngoài khơi xa, đảo Okunoshima còn có tên gọi khác là đảo Rabbit (đảo thỏ), lý do là bởi trên đảo hầu hết không có sinh vật nào ngoài thỏ.
Trước đây, quân đội hoàng gia Nhật Bản có đặt trên đảo một nhà máy sản xuất vũ khí hóa học cho Chiến tranh Thế giới thứ II (từ năm 1939 đến 1945) và thải khí độc ra môi trường khiến cho người dân không thể sinh sống và cư ngụ tại đây.
Khi chiến tranh kết thúc, các nước Đồng minh đã cho tháo dỡ nhà máy, động vật thí nghiệm (chủ yếu là những chú thỏ) được thả tự do ra khỏi các phòng thí nghiệm và sống trên đảo.
Ngày nay, các du khách đến đảo thường ưa thích ngắm nhìn và chơi đùa với những chú thỏ hơn là tham quan bảo tàng được mở năm 1988 tại đây.
3. Đảo Kaua’i (Hawaii)
Những con gà lần đầu tiên được đưa đến quần đảo Hawaii bởi những người dân Polynesia cách đây hơn 2.000 năm, và sống rải rác cùng con người cho tới tận ngày nay.
Phần lớn chúng được giữ lại nuôi chủ yếu để lấy thịt và trứng; ngoài ra gà trống còn được sử dụng để chơi chọi gà. Hiện nay, những loại gà của Mỹ và châu Âu đã được mang đến hòn đảo này.
Người dân và những con gà trên đảo sống trong sự hài hòa và yên bình đến năm 1992, khi bão Iniki ập vào quần đảo Hawaii. Cơn bão ập vào Kaua'i với cường độ cao và phân tán gà rải rác trên khắp hòn đảo.
Những con gà được giải phóng nhanh chóng trở lại lối sống hoang dã và ngày càng sinh sôi phát triển. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi trên đảo: ngoài đường, bãi biển, sân golf, tuy nhiên chúng không gây ra bất kỳ thiệt hại nào đáng kể cho môi trường.
4. Đảo Montecristo (Italy)
Nằm ngoài khơi bờ biển phía Tây của Tuscany (Italy), hòn đảo Montecristo trở nên nổi tiếng nhờ cuốn tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo vào năm 1844 của nhà văn Pháp Alexandre Dumas.
Sự gồ ghề của hòn đảo đã giúp nó tránh được sự xâm chiếm của con người từ cuối thời kỳ Băng hà, nhưng lại bị chiếm lĩnh bởi loài chuột đen.
Hòn đảo này là nơi cư trú và sinh sống của khoảng 12 triệu con chuột. Chúng trở thành khắc tinh của những loài chim bản địa tại đây.
Với nỗ lực muộn màng cứu những loài chim biển sống trên đảo tránh xa sự nguy hiểm từ loài động vật gặm nhấm tham lam này, chính phủ Ý đang có kế hoạch thả 26 tấn bột viên độc dược hy vọng tiêu diệt được những con chuột.
5. Đảo Gough, Nam Đại Tây Dương
Đảo Gough nằm ở phía Nam Đại Tây Dương, khoảng giữa châu Phi và Nam Mỹ. Đảo có một lịch sử lâu dài với những chuyến ghé thăm đảo của con người và một trong những lần viếng thăm đó, những con chuột nhà đã trốn khỏi một trong những con tàu cập bến tại đảo.
Con người không ở lại nhưng những con chuột thì lại chọn hòn đảo này làm nơi cư ngụ mới. Không bị kiểm soát bởi kẻ thù và không bị cản trở bởi những loài chim biển bản địa, loài chuột ngày càng sinh sôi nảy nở.
Theo thời gian, dân số họ hàng nhà chuột trên đảo gia tăng mạnh mẽ cùng với sự gia tăng về kích thước của chúng.
Loài chuột tấn công và đe dọa các loài chim biển yếu ớt khiến cho nhiều loài động vật trên đảo bị đe dọa và hiện tại tổng số chuột ở đảo Gough đã tăng lên tới hơn 700.000 con.
Theo MASK
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
-
Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
-
Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
-
Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
-
Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
-
Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
-
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
-
WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) (18/02/2025)
- "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" (15/02/2025)
- SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố (15/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối hơn 300 năm, có chu vi thân hơn 3 mét, cao 7 mét trong khuôn viên đình chùa thôn Hảo Quan, xã Đồng Lạc, (thuộc huyện Nam Sách – Hải Dương) được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào chiều 16/2/2025.
.jpg)