»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:26:41 PM (GMT+7)

Khám phá khả năng kì lạ của 10 loài động vật

(08:39:11 AM 21/01/2015)
(Tin Môi Trường) - Phun nước bắn côn trùng, bắt chước hình dáng của loài khác là hai trong số những khả năng kỳ lạ của động vật trên hành tinh.

 

Khám[-]phá[-]khả[-]năng[-]kì[-]lạ[-]của[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]

Ếch gỗ ngủ đông. Ếch gỗ Rana sylvatica sống ở khu vực Bắc Mỹ cho tới vòng Bắc Cực. Loài ếch này rơi vào trạng thái "ngủ đông" ngay sau khi làn da của chúng cảm nhận được cái lạnh của mùa đông. Chúng dừng chức năng hoạt động nội tạng và hơi thở giống như một con ếch đã chết. Khi mùa xuân đến, máu của ếch gỗ bắt đầu lưu thông, con vật hoạt động bình thường trở lại. Ảnh: Joe McDonald/Corbis

 

Khám[-]phá[-]khả[-]năng[-]kì[-]lạ[-]của[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]

Ếch lông tạo móng vuốt từ xương. Ếch lông Trichobatrachus robustus có thể phá vỡ xương của chúng để tạo thành móng vuốt. Điều đặc biệt là các móng vuốt này chỉ nhô ra khỏi đệm ngón chân khi chúng bị đe dọa. Giới khoa học hiện nay vẫn chưa biết phần xương này co lại như thế nào. Họ thừa nhận rằng động vật lưỡng cư có mô tái sinh giúp vết thương mau lành. Ảnh: DeAgostini

 

Khám[-]phá[-]khả[-]năng[-]kì[-]lạ[-]của[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]

Mạng nhện khổng lồ. Loài nhện Caerostris darwini dệt những mạng nhện khổng lồ với sợi tơ thả neo dài tới 25 mét, trải rộng qua các vùng nước (vũng nước, ao, hồ…). Sợi tơ chúng nhả ra rất chắc và dai, dùng để bắt mồi. Nó có độ bền cao gấp hai lần bất kỳ loại tơ lụa nào khác và gấp 10 lần so với sợi Kevlar (loại vật liệu nhẹ, siêu bền dùng để sản xuất áo giáp chống đạn). Ảnh: Gallo Images

 

Khám[-]phá[-]khả[-]năng[-]kì[-]lạ[-]của[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]

"Gấu nước" có sức sống siêu mãnh liệt. Có biệt danh "gấu nước", Tardigrade là loài động vật không xương sống có kích thước rất nhỏ, dài từ 0,25 đến 0,5 mm.  Sinh vật này sống sót được ở nơi áp lực cao gấp 6 lần đáy đại dương sâu nhất, vùng nước có nhiệt độ lên tới 149°C và thậm chí trên vũ trụ. Ảnh: Corbis

 

Khám[-]phá[-]khả[-]năng[-]kì[-]lạ[-]của[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]

Sán dẹp planarian tái tạo cơ thể bị cắt đứt. Một con sán dẹp planarian (thuộc họ Planariidae) rất khó bị giết chết bởi chúng có khả năng tái tạo cơ thể nguyên vẹn từ một phần nhỏ cơ thể bị cắt đứt. Ảnh: Corbis

 

Khám[-]phá[-]khả[-]năng[-]kì[-]lạ[-]của[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]

Cá phun nước bắn côn trùng. Cá cung thủ sở hữu khả năng săn mồi thiện xạ với độ chính xác cao. Chúng bắn những tia nước vào con mồi phía trên mặt nước (ví dụ một con côn trùng nhỏ), khiến con mồi rơi xuống nước và con cá chỉ việc đớp lấy. Ảnh: Nature

 

Khám[-]phá[-]khả[-]năng[-]kì[-]lạ[-]của[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]

Bọ cánh cứng nâng vật nặng. Bọ cánh cứng có sừng Onthophagus Taurus là một trong những con vật khỏe nhất thế giới với khả năng kéo vật nặng gấp 1.140 lần trọng lượng cơ thể của chính mình. Ảnh: Aaron Ansarov

 

Khám[-]phá[-]khả[-]năng[-]kì[-]lạ[-]của[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]

Bạch tuộc bắt chước hình dáng động vật khác. LoàiThaumoctopus mimicus sống ở những khu vực đáy biển tối tăm, xung quanh Indonesia và rạn san hô Great Barrier Reef (rạn san hô lớn nhất thế giới). Chúng có thể tùy ý thay đổi hình dạng, màu sắc cho đến kết cấu da để "biến thành" sinh vật biển độc hại như rắn biển hoặc cá sư tử. Đặc điểm này giúp chúng tự bảo vệ và chống lại các loài động vật ăn thịt. Ảnh: Thinkstock

 

Khám[-]phá[-]khả[-]năng[-]kì[-]lạ[-]của[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]

Chuột chũi miễn dịch với ung thư. Chuột chũi Heterocephalus glaber có hệ thống miễn dịch mạnh. Tuổi thọ của chúng khoảng 30 năm, lâu hơn những con chuột thông thường 9 lần. Điều đặc biệt là chúng không bao giờ mắc bệnh ung thư. Ảnh: Corbis

 

Khám[-]phá[-]khả[-]năng[-]kì[-]lạ[-]của[-]10[-]loài[-]động[-]vật[-]

Theo các nhà khoa học, con người có thể có những năng lực tiềm ẩn mà giới nghiên cứu chưa khám phá hết. Ảnh minh họa: Thinkstock

TT (Theo How Stuff Works)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khám phá khả năng kì lạ của 10 loài động vật

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI