Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Khám phá các điều chưa biết về loài rùa cạn lớn nhất thế giới
(10:13:27 AM 21/05/2015)
Một con rùa Galápagos. Ảnh: Tui De Roy/NPL
Loài rùa cạn lớn nhất thế giới hiện nay được tìm thấy ở Cộng hòa Seychelles - một quốc đảo trên Ấn Độ Dương, và quần đảo Galápagos ở Thái Bình Dương. Đây là lý do khiến không ít người cho rằng kích thước lớn của chúng được hình thành từ môi trường sống trên đảo. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chắc chắn.
Một loài rùa lớn có tên khoa học Hesperotestudo crassiscutata từng tồn tại ở khu vực Trung Mỹ và phía nam nước Mỹ, nhưng tuyệt chủng cách đây 12.000 năm. Queensland, Australia từng là nơi sinh sống của "quái vật" rùa Ninjemys oweni. Siwaliks (Megalochelys atlas) có mặt ở khu vực là Ấn Độ ngày nay cách đây vài triệu năm, có kích thước gấp hai lần rùa Galápagos. Theo kết quả phân tích gene năm 1999, tổ tiên của rùa Galápagos từng lớn hơn so với kích thước hiện nay.
Theo nghiên cứu của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), nhiều loài rùa khổng lồ từng tồn tại trên hành tinh, nhưng chúng có tỷ lệ tuyệt chủng cao hơn so với những loài có kích thước nhỏ hoặc trung bình.
Anders Rhodin, giám đốc Tổ chức nghiên cứu rùa (CRF), cho biết loài động vật chậm chạp và ít đe dọa này rất dễ tìm thấy. Vì có thể tồn tại mà không cần thức ăn hay nước trong thời gian dài, chúng có thể được lưu trữ khi còn sống, trở thành nguồn cung cấp thức ăn trong nhiều tháng. Rhodin ví những con rùa như đồ ăn đóng hộp và người hominin đã sử dụng công cụ bằng đá để "mở nắp hộp".
Người ta cho rằng tuổi của một con rùa được xác định bằng cách đếm vòng sinh trưởng trên mai rùa. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đáng tin cậy ở năm đầu hoặc năm thứ hai, không có tác dụng đối với những con trưởng thành. Cách xác định tuổi chính xác là dựa trên số lần rùa đẻ và ấp trứng. Trong một số trường hợp, các chuyên gia xác định có những con rùa sống 150 tuổi hoặc hơn.
Một con rùa khổng lồ có thể thông minh khác thường. Ảnh: Tui De Roy/NPL
Năm 1835, Charles Darwin từng nhận định rùa khổng lồ ở Galápagos di chuyển nhanh hơn so với những gì ông tưởng tượng, khi đi được 6,4 km/ngày và có thời gian nghỉ ngơi ngắn. Bằng các thiết bị theo dõi, các nhà khoa học hiện đại chỉ ra rằng chúng chủ yếu thực hiện những bước chuyển động ngắn, đi được không quá 2 km/ngày.
Theo các chuyên gia, dù chậm chạp, rùa có thể khá thông minh. Trong nghiên cứu rùa chân đỏ Nam Mỹ (họ hàng với rùa khổng lồ ở Galápagos), họ nhận thấy chúng sử dụng các điểm mốc để tự thiết lập bản đồ về môi trường xung quanh. Loài bò sát này còn có thể học hành vi của những con khác.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...