Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Hình ảnh ấn tượng của thế giới động vật hoang dã trong tuần
(20:32:58 PM 23/03/2014)Đàn ngỗng tuyết đồng loạt vỗ cánh bay lên tại nơi trú ngụ dành cho động vật hoang dã Squaw Creek gần thành phố Mound (bang Missouri, Hoa Kỳ). Ước tính có hơn một triệu con ngỗng tuyết trong cảnh tượng ngoạn mục diễn ra hàng năm này tại khu cư trú Tây Bắc Missouri mang lại nguồn thu nhập thiết yếu cho nền kinh tế địa phương. (Ảnh: Keith Myers/AP)
Con bồ nông đang chặn đường con chim ưng biển khi nó đang sắp sửa bay đi cùng với chiến lợi phẩm là một con rắn hổ mang vừa săn được tại Khu nghỉ dưỡng và CLB gôn Innisbrook (vịnh Palm, Florida, Hoa Kỳ). (Ảnh: Sam Greenwood/Getty Images)
Một chú ong đang chăm chỉ thu nhặt phấn hoa từ những bông hoa hạnh đào ở Gimmeldingen, Tây Nam nước Đức. (Ảnh: Uwe Anspach/AFP/Getty Images)
Con mòng biển đang đuổi theo chú vịt trời cổ xanh tại hồ Gyeongpo (Gangneung, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc). Rõ ràng là nó đang cố gắng cướp lấy cá của chú vịt cổ xanh kia. (Yonhap/EPA)
Loài rắn viper này, được cho là đã biến mất ở Nottinghamshire, nay lại đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng ở Oxfordshire, Buckinghamshire, Hertfordshire và Greater London (Đại Luân Đôn). (Ảnh: Nicholas Milton)
Một chú chim cu cu đốm lớn được nhìn thấy tại sân gôn Tenby ở Pembrokeshire, xứ Wales. Loài chim này, thường tránh rét ở châu Phi và sinh sôi ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, là một cảnh tượng hiếm thấy tại xứ sở sương mù. (Ảnh: Rebeca Naden/Reuters)
Bầy kiến gỗ ngăn chặn những kẻ săn mồi trên không bằng cách phun axít fomic để bảo vệ tổ của chúng. Nhiếp ảnh gia chuyên về động vật hoang dã Paul Quaglina phát hiện đội ra quân kiến này khi chúng đang phát tán thứ nọc độc có mùi khó ngửi vào không trung trong khu rừng Wareham, Dorset. Axít fomic có thể xua đuổi những kẻ săn mồi lớn như chim gõ kiến hay chim giẻ cùi. (Ảnh: Paul Quaglina/BNPS)
Một chú khỉ lấp ló sau chạc cây trong công viên Quốc gia Palo Verde, khu đô thị Guanacaste, Costa Rica. (Ảnh: Jeffrey Arguedas/EPA)
Một chú nai nhảy ra ngay trước mặt thống đốc bang Nevada Brian Sandoval, khi ông đang đi bộ trên đường đến sở làm tại thành phố Canson nhằm đánh dấu kỉ niệm lần thứ năm Ngày đi bộ Nevada (Nevada Move Day); đây là một sáng kiến của Sở Giao thông Vận tải mục đích làm nổi bật lợi ích việc đi bộ và hoạt động thể chất. (Ảnh: Shannon Litz/AP)
Nhà cổ sinh vật học lừng danh người Kenya, Richard Leakey, trong một buổi họp báo ông đã yêu cầu tổng thống Kenya ra lời kêu gọi ứng phó khẩn cấp đối với nạn săn bắt trộm voi và tê giác. Tổ chức Wildlife Direct, do Leakey thành lập, đã phát biểu trong một thông cáo Kenya hiện đang là nơi ẩn náu an toàn cho những kẻ săn trộm và buôn lậu ngà voi. Blogger của báo Guardian – Paula Kahumbu cũng xuất hiện trong bức hình này. (Ảnh: Tony Karumba/AFP/Getty Images)
Một chú báo con đang bắt chước liếm mép giống báo mẹ sau buổi đi săn sớm trong Khu Dự trữ quốc gia Masai Mara, Kenya. (Ảnh: Paul Goldstein/Exodus/Rex Features)
Con tê giác một sừng trưởng thành này đang uống nước từ dòng sông trong quần thể rừng Janakauli tiếp giáp với công viên quốc gia Chitwan, Nepal. Những nỗ lực bảo tồn tích cực đã giúp số cá thể của loài tê giác này tăng lên trong vòng ba năm qua. (Ảnh: Gemunu Amarasinghe/AP)
Con cá sấu nhấc đầu nhìn khỏi mặt nước tại công viên quốc gia Palo Verde, khu đô thị Guanacaste, Costa Rica. (Ảnh: Jeffrey Arguedas/EPA)
Đám lợn lòi con đang say giấc dưới nắng vàng trong công viên hươu Huelser Berg (Krefeld, miền Tây nước Đức). (Ảnh: Roland Weirauch/AFP/Getty Images)
Hàng cây ở ngôi làng vùng Fleury, gần Verdun, Đông Bắc nước Pháp, nơi từng là một trong những chiến trường đẫm máu nhất hồi Thế chiến thứ nhất. Trước cuộc chiến, chín ngôi làng đã phát triển hưng thịnh ở đây – giờ chỉ còn sót lại rừng cây này. (Ảnh: Vincent Kessler/Reuters)
Một đàn nai sừng tấm lắng nghe tiếng động từ xa trong trung tâm trú ẩn quốc gia dành cho động vật hoang dã Neal Smith, phía nam thành phố Prairie, bang Iowa (Hoa Kỳ). Vùng thảo nguyên đồng cỏ cao rộng 4,533 ha (11,200 mẫu Anh) này là ngôi nhà của những đàn bò rừng bizon, nai sừng tấm và hàng dặm đường mòn đi bộ quanh co trải dài qua nhiều hệ sinh thái đa dạng phong phú. (Ảnh: Kevin E Schmidt/Corbis)
Ngư dân Bangladesh nuôi và huấn luyện rái cá cách bắt mồi ở Narail. Những ngư dân ở đây sử dụng một kỹ thuật đánh bắt hiếm thấy phụ thuộc vào sự phối hợp giữa con người và những chú rái cá được huấn luyện, quan hệ hợp tác lâu đời từ hàng thế kỉ này đã biến mất từ lâu ở những khu vực khác của châu Á. (Ảnh: Munir Uz Zaman/AFP/Getty Images)
Cáo Freddie, thỏ Harriet và hươu Stan đến từ Quỹ Quốc tế vì Quyền lợi Động vật đang bị rượt đuổi dọc theo những con phố Westminster bởi một tay thợ săn, đây là hoạt động nằm trong chiến dịch nâng cao nhận thức nhằm thông báo cho công chúng rằng Đạo luật cấm săn bắn của Anh đang bị đe dọa.
Con voọc đen má trắng 3 tuần tuổi này được giới thiệu đến công chúng lần đầu tiên tại công viên động vật hoang dã Howletts ở gần thành phố Cantebury (phía đông hạt Kent, Đông Nam nước Anh). Con voọc sơ sinh thuộc một trong những loài linh trưởng quý hiếm nhất thế giới này là con non duy nhất lần đầu tiên được sinh ra trong điều kiện nuôi nhốt tại công viên. (Ảnh: Gareth Fuller/PA)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.